Nữ nhà báo đoạt giải Pulitzer và loạt bài chấn động về Việt Nam

Deborah Nelson – nữ nhà báo điều tra người Mỹ, phóng viên của The Los Angeles Times, người đã từng đoạt giải báo chí danh giá Pulitzer, là tác giả của loạt bài viết phơi bày tội ác lính Mỹ gây ra ở Việt Nam trong cuộc thảm sát Mỹ Lai gần 50 năm về trước.

Giải Pulitzer,Nhà báo điều tra,Chiến tranh Việt Nam,Thảm sát Mỹ Lai,Deborah Nelson,Cựu binh Mỹ
Nhà báo Deborah Nelson

Vượt nửa vòng trái đất, dành thời gian hàng năm trời để gõ cửa từng ngôi nhà những cựu binh tham gia cuộc thảm sát 19 người vô tội ở Việt Nam vào tháng 2/1968, Deborah Nelson thuyết phục họ lên tiếng về vụ việc tưởng như đã được lãng quên. Bà cũng là người nhiều tháng trời lặn lội ở Việt Nam tìm gặp những nhân chứng để tái hiện một câu chuyện kinh hoàng.

Hơn tất cả, nữ nhà báo đã trao cho những người lính Mỹ tham gia cuộc thảm sát mà họ phải thực hiện theo mệnh lệnh một cơ hội, đó là được nói lời xin lỗi những nạn nhân của họ!

Những ngày giữa tháng 5/2017, sau 12 năm loạt bài “Phía sau tội ác” được đăng tải, Deborah Nelson chia sẻ những câu chuyện của một nhà báo đầy lương tâm.

Lật lại lịch sử

Tháng 2/1968, một tháng trước cuộc thảm sát tai tiếng ở Mỹ Lai, một đơn vị lính Mỹ ở miền Trung Việt Nam đi càn qua một ngôi làng nhỏ, bắt được 19 người dân không có vũ trang – bao gồm phụ nữ, trẻ em, thiếu niên và một người đàn ông lớn tuổi.

Hôm đó, toán lính nhận được mệnh lệnh “giết sạch những gì di động”. Họ dồn dân làng vào nơi trống trải rồi nã đạn. Sau vụ việc, thanh tra lục quân đội lấy lời khai có tuyên thệ của hàng tá binh sĩ, thu thập được nhiều chi tiết ám ảnh miêu tả lại cuộc thảm sát. Tuy nhiên, vụ việc bị chìm xuồng, không ai bị kết tội.

Những lời khai đó – và ghi nhận của hàng trăm cựu chiến binh Mỹ khác từng chứng kiến các vụ thảm sát, giết chóc, cưỡng hiếp, tra tấn – được Ban tham mưu lục quân Mỹ những năm 1970 đưa vào diện hồ sơ đặc biệt cần lưu trữ bí mật và cất kỹ suốt ba mươi năm. Hồ sơ bao gồm cả những vụ việc đã được chứng minh liên can đến hơn 300 lời cáo buộc, liên đới đến thành viên mọi sư đoàn lớn từng tham gia cuộc chiến.

Năm 2005, nữ nhà báo Deborah Nelson và nhà sử học quân sự Nicholas Turse đã cùng nhau bắt tay tìm hiểu sự thật phía sau những chồng hồ sơ mật. Những bài báo sau đó đã được đăng tải, và được in thành cuốn sách “Phía sau cuộc chiến” – câu chuyện đầy đủ nhất về quá trình hai tác giả đi tìm câu trả lời từ những người bị cáo buộc phạm vào tội ác chiến tranh, từ những nhân chứng cáo buộc và cả các quan chức cấp cao đã che giấu sự thật.

Giải Pulitzer,Nhà báo điều tra,Chiến tranh Việt Nam,Thảm sát Mỹ Lai,Deborah Nelson,Cựu binh Mỹ
Nhà báo Deborah Nelson với loạt bài chấn động "Phía sau tội ác"

“Phía sau tội ác” lần đầu tiên nhìn thẳng vào những bí mật đen tối nhất về cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là lời bào chữa cho những cựu lính Mỹ đã dũng cảm phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng như những nhà hoạt động chính trị phản chiến của thời đại - những người kêu gọi sự cảm thông của cộng đồng với những sai lầm trong quá khứ.

Đã hơn 10 năm trôi qua, thế nhưng, Deborah Nelson vẫn không quên một chi tiết dù là nhỏ nhất về thời gian bà cùng cộng sự thực hiện điều tra vụ việc này. Bà nói, theo quy định của luật pháp tại Mỹ, sau 30 năm, tất cả các hồ sơ mật – những thứ được cất giữ không được phép tiết lộ, sẽ không còn là mật nữa.

Thế nhưng, để biến những tài liệu khô cứng thu thập được, “giải mật” nó bằng những câu chuyện, những nhân chứng, những lời thú tội của tất cả các nhân vật có liên quan, gồm cả nạn nhân, nhân chứng và những lính Mỹ…, thì đó lại là một công việc khổng lồ, và cần rất nhiều kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp mới làm được.

“Tôi nhớ đó là năm 2005, tôi bắt đầu tiếp cận núi hồ sơ khổng lồ này, bao gồm 9.000 tập tài liệu. Tất cả, nó được lưu trữ tại một căn phòng khổng lồ như một cái thư viện lớn. Thời gian đã khiến bụi phủ lên chúng những dấu tích. Tôi phải bắc ghế, thậm chí bắc thang để với được nó” – Deborah Nelson nói.

Chạm tay vào những tài liệu trước đó là mật, Deborah nói, giống như chạm tới một khối băng khổng lồ, và hơn hết, nó liên quan tới danh dự, lương tâm của những người trong cuộc.

Bằng một phương pháp rất khoa học, Deborah phân nhóm chúng ra, tất cả thể hiện trên một bảng exel, theo nhiều khung cột, cái mà bà gọi là phương pháp phân loại dữ liệu.

“Thông tin nó rất khổng lồ. Có cả những con số. Tôi phải làm như vậy để mình không bị quên, không bỏ sót thông tin, lựa chọn và sử dụng các thông tin cần thiết, đặt những câu hỏi về những thông tin mà cảm thấy băn khoăn, cần được những người trong cuộc giải thích”.

Từ bảng dữ liệu này, Deborah Nelson nói rằng, bà lên kế hoạch trong đầu, là cần phải trực tiếp gặp những cựu binh tham gia cuộc thảm sát đó – những người có tội đối với những nạn nhân. Một nhóm đối tượng khác, đó là những nhân chứng, người nhà của các nạn nhân – những người mà bà chưa từng gặp, chưa từng đặt chân tới Việt Nam, nhưng không thể không đến, nếu như muốn điều tra sự việc một cách đầy đủ, toàn diện nhất.

Một khó khăn khác, đó là 30 năm đã trôi qua, những cựu binh bây giờ đã già, người còn, người mất. Và, làm thế nào để có thể thuyết phục được họ nói về câu chuyện mà chắc chắn, ai cũng sẽ lảng tránh?

Lại dựa trên phân tích dữ liệu. Deborah Nelson đã lên trang web quản lý nhân thân của các công dân Mỹ. Trang web này được công bố công khai. Bà sử dụng thông tin từ đây, để tìm địa chỉ nhà của các cựu binh mà bà sẽ gặp.

Thoáng trong ánh mắt xa xăm màu xanh, cặp kính cận nhòe hơi nước… Không thể đoán tuổi của nữ nhà báo dày dặn kinh nghiệm đã từng thực hiện điều tra nhiều vụ việc đình đám này. Tất cả từ bà, toát lên sức sống, sự trẻ trung của một trái tim đầy nhiệt huyết, đam mê.

Tôi, một đồng nghiệp thế hệ sau của bà, dù không cùng ngôn ngữ, nhưng cùng chung một đam mê, sự dấn thân, lòng yêu nghề, yêu những thông tin quý giá mà mình phải vất vả mới có được.

Trong một thoáng gần như bất chợt, tôi như cảm nhận được những cảm hứng bất tận đối với nghề báo mà Deborah Nelson truyền sang tôi, ngay lúc này…

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.