Qatar cứng rắn, Mỹ lùi lại

Dù vẫn đang xem xét bản danh sách 13 yêu cầu của 4 nước Ả Rập, Qatar hôm 24/6 tuyên bố những yêu sách này "không thỏa đáng và không thể thực hiện".

"Chúng tôi đang xem xét và sẽ có phản hồi chính thức từ Bộ Ngoại giao" – ông Saif al-Thani, giám đốc Văn phòng Thông tin chính phủ Qatar, nói với Reuters

Cũng theo thông cáo của ông al-Thani, bản danh sách trên "không đáp ứng" được kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trước đó – đó là Ả Rập Saudi và các nước khác nên đưa ra những yêu cầu "thỏa đáng và có thể làm được".

Trước đó một ngày, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) gửi đến Qatar bản danh sách 13 việc Doha cần làm để chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay. Trong số các yêu cầu nổi bật là đóng cửa đài Al Jazeera, cắt đứt quan hệ với Iran, đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, cắt quan hệ với nhóm Anh em Hồi giáo, ngừng tài trợ cho bất kỳ tổ chức cực đoan nào bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố…

oha đang kẹt trong cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài 2 tuần qua. Ảnh: Reuters
Doha đang kẹt trong cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài 2 tuần qua. Ảnh: Reuters

Bất chấp những yêu sách "khó nhằn" trên, Qatar hôm 23-6 khẳng định họ có thể "sống sót vô thời hạn". "Tôi đảm bảo rằng tình hình của chúng tôi rất ổn. Qatar có thể tiếp tục như vậy mãi mãi mà không gặp vấn đề gì" – ông Meshal bin Hamad Al Thani, đại sứ Qatar tại Mỹ, nói với hãng tin AP. Cũng theo ông này, Qatar không hề bị áp lực phải giải quyết nhanh cuộc khủng hoảng.

Dù bị các láng giềng đặt ra hạn chót 10 ngày để có câu trả lời cuối cùng song trước mắt, các quan chức Qatar lặp lại quan điểm trước đó của họ: Không đàm phán trừ khi các nước Ả Rập dỡ bỏ trừng phạt trước.

Nếu Qatar phớt lờ hạn chót, các nước Ả Rập đánh tín hiệu sẽ tiếp tục phong tỏa Qatar cả trên bộ, trên biển và trên không vô thời hạn. Đại sứ UAE tại Mỹ, ông Yousef al-Otaiba, tuyên bố trừng phạt sẽ được duy trì cho tới khi có giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh trừng phạt chỉ trên lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, tuyệt đối không dính tới quân sự.

Tình hình có vẻ tạm ổn sau khi Qatar tìm được các nguồn nhập khẩu thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran… song theo ông Fawaz Gerges, chuyên gia về Trung Đông tại Trường Kinh tế London (Anh), "4 nước kia có thể chờ, còn Iran thì không". "Khủng hoảng kéo dài sẽ đe dọa gia tộc cầm quyền ở Qatar" – ông giải thích.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng vua Ả Rập Saudi và tổng thống Ai Cập hồi tháng 5. Ảnh: EPA
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng vua Ả Rập Saudi và tổng thống Ai Cập hồi tháng 5. Ảnh: EPA

Mỹ: Đó là "chuyện gia đình"

Sau khi các nước Ả Rập ra tối hậu thư, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer hôm 23-6 nói: "Chúng tôi tin rằng đó là vấn đề gia đình mà các nước liên quan nên giải quyết với nhau".

Theo đài BBC, tuyên bố của ông Spicer nhằm xóa mờ vai trò của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong cuộc khủng hoảng hiện nay. 

Giới phân tích cho rằng trong chuyến thăm Trung Đông hồi tháng 5, ông Donald Trump đã tạo ra ấn tượng là ông ấy chọn phe Ả Rập Saudi. Sau chuyến thăm này, Riyadh ra tay mạnh chưa từng thấy với Qatar.

Theo NLĐ

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.