Vụ cô lập ngoại giao: Mỹ cố gắng dàn hòa giữa Qatar và Saudi Arabia

Qatar là một nước nhỏ cả về diện tích và dân số nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng về chính trị và ngoại giao đối với cường quốc Mỹ.

Hôm 5/6 các quan chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu tiết lộ, Mỹ sẽ cố gắng làm dịu tình hình căng thẳng giữa 2 quốc gia Hồi giáo láng giềng vùng Vịnh là Saudi Arabia và Qatar. Theo họ, vai trò “quá quan trọng” của Qatar đối với các lợi ích quân sự và ngoại giao của Mỹ khiến Mỹ không thể để yên cho nước này bị cô lập.

vu co lap ngoai giao my co gang dan hoa giua qatar va saudi arabia hinh 1
Bản đồ Qatar. Ảnh: Reuters.

Các quan chức nói trên cho biết, Mỹ đã bị đánh đúng chỗ hiểm khi đồng thời với Ai Cập và UAE, đồng minh Saudi Arabia đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Khi công bố quyết định cắt đứt quan hệ, Saudi Arabia tố cáo Qatar đã hỗ trợ nước Iran theo dòng Hồi giáo Shiite  - quốc gia cạnh tranh ảnh hưởng khu vực với Riyadh. Saudi Arabia cũng tố Iran hỗ trợ các chiến binh Hồi giáo cực đoan thánh chiến.

Lợi ích của Mỹ khi bảo vệ Qatar

Washington có nhiều lý do thúc đẩy sự hòa hợp bên trong khu vực này. Qatar là nơi Mỹ đặt căn cứ không quân lớn nhất của họ ở Trung Đông, đó là căn cứ Al Udeid, nơi Mỹ lấy làm bàn đạp mở các cuộc không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq.

Trong khi đó, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump xác định một trong các ưu tiên trong nhiệm kỳ là đánh bại IS.

Mặt khác Qatar sẵn sàng cho các tổ chức như Hamas và Taliban có mặt tại đây. (Hamas bị Washington gọi là tổ chức khủng bố, còn Taliban là lực lượng chiến đấu chống quân Mỹ ở Afghanistan trong hơn 15 năm). Điều này tạo điều kiện cho Mỹ có thể dễ dàng liên hệ với các nhóm trên khi cần thiết.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói: “Chắc chắn là hữu ích. Có nơi để chúng tôi gặp đại diện của Taliban. Hamas cũng vậy, họ có nơi để vừa bị cô lập vừa có thể tìm gặp để thương thảo”.

Các quan chức được Reuters phỏng vấn cho biết họ không nhận diện được chính xác điều gì đã khiến các nước Arab nói trên cùng phối hợp với nhau trong việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Yemen, Libya và Maldives sau đó cũng thực hiện hành động tương tự.

Saudi ỷ Mỹ để cô lập Qatar

Họ cho biết, có thể Saudi Arabia cảm nhận rõ sự nồng ấm mà Tổng thống Mỹ Trump dành cho họ khi ông thăm Riyadh vào tháng 5 vừa qua và đây là cơ sở để Saudi quyết định thực thi hành động cứng rắn chống lại Iran (Qatar là chỗ thân thiết với Iran).

Một cựu quan chức Mỹ nói: “Nghi ngờ của tôi là họ đã trở nên táo bạo nhờ vào chuyến công du của ông Trump... Họ cảm thấy là mình đã nhận được một động thái giống như hậu thuẫn...”.

Tại Riyadh, ông Trump đã kêu gọi lãnh đạo Arab và Hồi giáo “đánh bật các phần tử khủng bố”.

Tổng thống Trump chỉ nêu riêng Iran là nguồn cung cấp tiền và hỗ trợ cho các nhóm thánh chiến.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói với Reuters rằng Mỹ không nhận được tín hiệu nào từ phía Saudi Arabia và UAE về điều sắp xảy ra.

Hôm 5/6 Nhà Trắng nói rằng họ cam kết sẽ nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ở Vùng Vịnh.

Tìm cách hòa giải

Các quan chức Mỹ thuộc nhiều cơ quan khác nhau nhấn mạnh mong muốn hòa giải giữa Qatar và nhóm do Saudi Arabia đứng đầu.

Qatar có khoảng 2,5 triệu người và sở hữu các nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên. Một quan chức giấu tên trong chính quyền ông Trump nói: “Chúng tôi không muốn chứng kiến tình trạng rạn nứt kéo dài”.

Theo quan chức nói trên, Mỹ sẽ cử một đại điện tham gia nếu các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) này gặp gỡ để thảo luận mối quan hệ căng thẳng với Qatar... Chúng tôi muốn đưa họ đi đúng hướng”.

Việc Qatar hậu thuẫn cho các phần tử Hồi giáo chủ nghĩa có từ thời cha của lãnh đạo Qatar hiện nay đưa ra quyết định chấm dứt truyền thống quy phục Saudi Arabia và xây dựng các đồng minh mới càng rộng rãi càng tốt.

Trong nhiều năm Qatar đã thể hiện mình là một trung gian hòa giải cho nhiều tranh chấp trong khu vực.

Nhưng, Ai Cập và các quốc gia Vùng Vịnh bất mãn với việc Qatar ủng hộ các phần tử Hồi giáo chủ nghĩa, đặc biệt là tổ chức Anh em Hồi giáo mà họ xem là kẻ thù chính trị./.

Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.