​Đến Pháp, ông Trump tiếp tục bảo vệ con trai

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định con trai ông là một người trẻ tuyệt vời, và cuộc gặp gỡ với một luật sư Nga cũng không phải điều gì quá to tát.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Điện Elysee ngày 13-7 - Ảnh: AFP
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Điện Elysee ngày 13-7 - Ảnh: AFP

Hôm 13-7, Tổng thống Trump đã đến Paris trong chuyến thăm nước Pháp và gặp gỡ Tổng thống Emmanuel Macron.

Chuyến đi của ông Trump diễn ra trong bối cảnh tiếp tục gặp sức ép lớn từ trong nước, liên quan tới nghi án nhờ người Nga tiếp tay trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Con trai cả của ông Trump - ông Donald Trump Jr. - mới đây bị phát hiện đã từng gặp gỡ một luật sư người Nga và người này ngỏ ý muốn cung cấp thông tin bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Trên đất Pháp, ông Trump tiếp tục bảo vệ con trai, khẳng định rằng cuộc gặp ấy là một phần việc “chuẩn mực” mà bất kỳ ai hoạt động chính trị cũng đều có thể thực hiện.

“Con trai tôi là một gã đàn ông trẻ tuổi tuyệt vời. Nó gặp gỡ một luật sư người Nga, không phải là luật sư của chính phủ, mà là một luật sư người Nga mà thôi. Đó là sự gặp gỡ ngắn ngủi. Đó là một cuộc họp rất nhanh chóng, mau lẹ”, đài CNN dẫn lời ông Trump phát biểu bên cạnh Tổng thống Pháp Macron ở Paris.

Vụ “Trump Jr.” là tâm điểm của báo chí Mỹ những ngày gần đây, vì tính chất của nó làm phương hại đáng kể tới hình ảnh “trong sạch” trong mối quan hệ giữa phe vận động bầu cử của ông Trump với người Nga mà Tổng thống Mỹ rất muốn chứng tỏ.

Theo những email do chính Trump Jr. đưa ra, vị nữ luật sư Natalia Veselnitskaya khi đó mô tả với con trai ông Trump rằng mình là “luật sư của chính phủ Nga”, đề nghị cung cấp những thông tin đóng góp vào nỗ lực của Matxcơva trong việc giúp cha của ông đắc cử.

Nhưng ông Trump hôm 13-7 tiếp tục xem cuộc gặp gỡ bí mật ấy là điều rất bình thường. Ở cuối đoạn trả lời câu hỏi về Trump Jr. của các phóng viên, ông Trump lặp lại toàn bộ câu chuyện rằng: Con trai ông là một người đàn ông trẻ tuổi tuyệt vời, và con trai ông gặp “một luật sư người Nga”, trong khi không có điều gì xảy ra từ cuộc họp ấy.

Ông nói thêm: “Tôi nghĩ rằng từ quan điểm thực tế, đa phần ai cũng có thể tham dự cuộc họp kiểu như vậy. Chính trị không phải câu chuyện tươi đẹp nhất thế giới, nhưng nó rất chuẩn mực... Không có gì xảy ra từ cuộc họp đó cả. Không gì cả. Và thực lòng tôi cho rằng báo chí đã làm quá về những gì thực sự mà ai cũng có thể làm”.

Chính quyền của ông Trump tồn tại nhiều mâu thuẫn với chính quyền Pháp của ông Macron, cũng như Liên minh châu Âu (EU) nói chung. Tuy vậy giới quan sát đánh giá rằng chuyến đi đến Pháp lần này là thời điểm chứng kiến ông Trump và ông Macron tạm gác lại những khác biệt để tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố và tìm giải pháp chính trị cho Syria.

Ông Trump chia sẻ với nguy cơ khủng bố đe dọa nước Pháp, và ca ngợi việc Pháp đã đoàn kết đứng lên chống lại “kẻ thù của nhân loại”.

Về thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ mở ra khả năng có thể “suy nghĩ lại” về quyết định không tuân thủ, tuy nhiên bỏ ngỏ rằng nếu điều ấy không xảy ra “thì vẫn ổn thôi”, theo AP.

Theo TTO

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.