Quân Át chủ bài đáng sợ của Triều Tiên

Việc Triều Tiên lần đầu tiên thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày 4/7 đã giúp Triều Tiên sở hữu “quân Át chủ bài” cực kỳ đáng sợ.

Thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ

Trước đây, cả Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng Triều Tiên còn xa mới có thể phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo Mỹ và Hàn Quốc, tất cả những vụ thử tên lửa trước đây của Triều Tiên đều là các tên lửa tầm trung.

ten lua dan dao lien luc dia quan at chu bai dang so cua trieu tien hinh 1
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, vụ thử tên lửa lần này được coi là “một bước tiến lớn” giúp Triều Tiên hướng đến việc phát triển một loại tên lửa mang vũ khí hạt nhân có thể chạm đến bất kỳ khu vực nào trên đất Mỹ.

Theo các chuyên gia, vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên được coi là nhằm “gửi một lời cảnh báo mang tính chính trị” đến Mỹ và các đồng minh chủ chốt tại châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, vụ phóng tên lửa này cũng là nhằm hoàn thiện chương trình tên lửa hạt nhân của nước này.

Hơn thế nữa, vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên được tính toán hết sức kỹ lưỡng về thời điểm. Cụ thể, vụ phóng tên lửa lần này diễn ra trùng với thời điểm Quốc khánh Mỹ (4/7) và vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Chuyên gia về tên lửa Mỹ David Wright ước tính rằng, nếu những thông tin về thời gian về địa điểm vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là chính xác, quả tên lửa này hoàn toàn có thể bay được tối đã khoảng 6.700km - đủ để đặt bang Alaska của Mỹ vào tầm ngắm nếu được phóng đi từ một góc phóng rất cao.

Hiện các chuyên gia trên thế giới vẫn tranh cãi về việc liệu Triều Tiên đã sở hữu công nghệ để có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân gắn trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa hay chưa. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia đều cho rằng, Triều Tiên đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu này.

Ngay sau khi Triều Tiên thực hiện xong vụ phóng tên lửa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ trên Twitter rằng: “Triều Tiên lại vừa phóng một quả tên lửa nữa. Nhà lãnh đạo Triều Tiên không còn gì tốt hơn để làm nữa hay sao? Thật khó tin rằng Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục im lặng lâu hơn nữa. Có thể Trung Quốc sẽ có những động thái cứng rắn hơn nhằm vào Triều Tiên để chấm dứt vĩnh viễn hành động vô nghĩa này”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng lên tiếng chỉ trích gay gắt Triều Tiên về vụ phóng tên lửa lần này. Theo ông Abe: “Vụ phóng tên lửa mới nhất cho thấy rõ ràng rằng, mối đe dọa của Triều Tiên ngày càng gia tăng”.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Liu Jieyi ngày 4/7 cảnh báo, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát sau vụ phóng tên lửa nói trên của Triều Tiên. Theo ông Liu Jieyi, hệ quả của việc này “có thể rất tồi tệ”.

Triều Tiên đã “đạt được bước tiến lớn” như thế nào?

Quan chức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thống nhất thông tin rằng, tên lửa của Triều Tiên đã bay được 40 phút và đạt được độ cao 2.500km - lâu hơn và xa hơn bất kỳ tên lửa nào mà Triều Tiên từng thử trước đây. Quả tên lửa này cũng bay được khoảng 930km.

Phía Triều Tiên cũng đưa ra thông số tương tự, theo đó, quả tên lửa của nước này đạt được độ cao 2.802km trước khi phá hủy mục tiêu cách đó 933km ngoài biển. Quả tên lửa này bay được 39 phút và được phóng ở góc cao nhất có thể.

Chuyên gia bình luận quân sự Lee Illwoo cho biết, thông tin của phía Triều Tiên là khá chính xác bởi quả tên lửa này đã bay được lâu hơn nhiều so với khi nó được phóng từ một góc phóng thông thường.

Theo ông Lee Illwoo, những quả tên lửa Scud mà Triều Tiên sở hữu chỉ có thể bay được quãng đường 800-900km và sẽ rơi xuống khoảng 10 phút sau khi bắn ở góc tiêu chuẩn 45 độ.

Chính vì thế, theo ông Lee, nhiều khả năng các quả tên lửa mà Triều Tiên bắn đi là loại Hwasong-12 hoặc tên lửa nhiên liệu rắn Pukguksong-2. Đây đều là những quả tên lửa mà Triều Tiên đã phóng thử hồi tháng 5.

Cụ thể, ngày 14/5, Triều Tiên phóng thử tên lửa Hwasong-12. Theo truyền thông nước này, quả tên lửa này bay được đến độ cao 2.111km và bắn trúng mục tiêu ở ngoài biển cách đó 787km. Trong khi đó, vào ngày 21/12, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa Pukguksong-2 và quả tên lửa này bay được khoảng 500km.

Vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên là lần thứ 2 nước này thử nghiệm các tên lửa hành trình mà theo Triều Tiên là hoàn toàn có thể tiêu diệt được các mục tiêu trên đất Mỹ và Hàn Quốc “bất kỳ lúc nào nếu muốn”.

Kể từ khi lên nắm quyền ngày 10/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nỗ lực cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Tuy nhiên, phía Triều Tiên không những không dừng các vụ thử tên lửa của mình mà còn đẩy mạnh việc này. Triều Tiên tuyên bố, nước này cần các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đủ mạnh để đối phó với “mối đe dọa ngày càng gia tăng từ quân đội Mỹ”./.

Theo VOV

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.