Triều Tiên có bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Các vụ thử tên lửa mới đây của chính quyền Kim Jong -un thu hút sự chú ý cao độ từ thế giới, đặc biệt là từ Tổng thống Donald Trump. 

Hai ông Kim Jong -un và Donald Trump liên tục dùng ngôn từ chỉ trích nhau, trong khi Triều Tiên tiếp tục theo đuổi một chương trình vũ khí hạt nhân rốt ráo và quyết liệt.
Ảnh: AP
Ảnh: AP

Chủ tịch Triều Tiên xác định nhiệm vụ của ông là tăng cường số lượng vũ khí hạt nhân trong kho, và đã tiến hành một loạt các vụ thử.

Vậy đến nay Bình Nhưỡng có bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Mùa hè năm nay, Triều Tiên đã 2 lần phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) - được đánh giá là có tầm bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Lầu Năm Góc ước tính Triều Tiên có xấp xỉ 200 bệ phóng tên lửa dùng để bắn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Các ước tính cập nhật cho rằng Triều Tiên đang nắm giữ 13-21 tên lửa, và nước này được tin là có 4 đầu đạn. Mỗi vũ khí được tin là có sức nổ bằng một nửa của loại mà Mỹ đã triển khai khi chống Nhật hồi Thế chiến II.

Những hình ảnh vệ tinh mới đây về địa điểm thử tên lửa chủ chốt của Triều Tiên cho thấy các vũ khí của nước này uy lực hơn nhận định ban đầu. Phân tích kỹ các địa điểm thử tên lửa, kết hợp sử dụng hình ảnh vệ tinh Planet, càng thấy rõ chính quyền Kim Jong Un đang ra sức tăng cường kích cỡ các tên lửa tự tạo.

ABC News dẫn thông tin từ Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ cho biết, Triều Tiên được tin là có 30-40 kg plutonium đã tách.

Thae Yong-ho – một quan chức ngoại giao Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc - tiết lộ trong một cuộc họp báo hồi tháng 12 rằng Chủ tịch Kim Jong-un lên kế hoạch sẽ có được vũ khí hạt nhân trong vòng 12 tháng tới. Người này nói hồi cuối năm 2016: "Chừng nào Kim Jong-un còn nắm quyền, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân, kể cả nếu được đổi lấy 1 nghìn tỷ hay 10 nghìn tỷ USD".

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên còn bí mật xây các đảo nhân tạo để sử dụng làm căn cứ quân sự trong trường hợp nổ ra chiến tranh hạt nhân.

Đối với Triều Tiên, giai đoạn then chốt là có thể thu các đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vừa lên tên lửa ICBM có thể bắn tới Mỹ.

Triều Tiên sẽ nhắm tới mục tiêu nào nếu tấn công tên lửa?

Các tên lửa Musudan của Triều Tiên với tầm bắn 5.600km đủ sức tấn công các căn cứ không quân và hải quân Mỹ ở Guam cũng như bất kỳ địa điểm nào ở Hàn Quốc và Nhật Bản – hai đồng minh then chốt của Washington trong khu vực.

Tự Triều Tiên tuyên bố có thể bắn tới Mỹ và đưa ra đe dọa tương tự sau khi ông Trump chế nhạo chương trình hạt nhân của nước này.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Các vụ thử ICBM thành công trong tháng 7 của chính quyền Kim Jong -un chứng tỏ Triều Tiên đã tiến một bước dài trong tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.

ICBM có tầm bắn tối thiểu khoảng 5.500 km nhưng một số được thiết kế để di chuyển 10.000km hoặc xa hơn. California cách Triều Tiên xấp xỉ 9.000km. Và bất kỳ ICBM nào cũng gần như chắc chắn có thể bắn tới Hawaii và Alaska.

Sẽ có chiến tranh?

Các cuộc xung đột vũ trang nào giữa Mỹ và Triều Tiên cũng sẽ gây bất ổn vùng Viễn Đông, với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản nhiều khả năng trở thành các chủ thể chính tham gia.

Trong bài viết hồi tháng 4, Jim Walsh – chuyên gia về an ninh quốc tế và hiện đang làm việc cho Chương trình Các nghiên cứu An ninh của Viện Công nghệ Massachusetts - nhận định chiến tranh khó có thể xảy ra như nhiều người cảnh báo.

"Triều Tiên không muốn một cuộc chiến tranh, bởi vì nước này biết sẽ thua và thua đậm. Đồng nghĩa với dấu chấm hết dành cho chính quyền Kim Jong -un" – ông diễn giải.

Chuyên gia này cho biết thêm, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng không hề muốn xảy ra một cuộc chiến với đất nước chung biên giới và kéo theo đó là dòng người tị nạn Triều Tiên. Bên cạnh đó, một cuộc chiến quy mô lớn có thể sẽ gây tổn hại cho uy tín của Tổng thống Donald Trump.

Dù vậy, Tiến sĩ Walsh cảnh báo những cuộc tập trận hùng hậu cùng thực trạng tiếp xúc sơ sài có thể dẫn tới "cuộc chiến không chủ định". Ông nhận định thêm, Chủ tịch Kim Jong -un có thể còn sử dụng kho đạn hạt nhân nếu nghi ngờ phương Tây thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu để tàn phá sức mạnh quân sự của Bình Nhưỡng.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.