Đa phần người Pháp không hài lòng với Tổng thống Macron

Cuộc khảo sát được công bố ngày 27/8 cho thấy đa phần người Pháp đang "quay lưng" với Tổng thống Emmanuel Macron sau 3 tháng ông nhậm chức.

Theo kết quả được công bố, 57% số người được hỏi không hài lòng với những gì ông Macron thực hiện trong khoảng thời gian vừa qua, tăng 14% so với hồi tháng 7.

Người phát ngôn của chính phủ, ông Christophe Castaner, khẳng định đảng cầm quyền đang đối mặt nhiều thách thức và sự ủng hộ của người dân dành cho tổng thống giảm sút là cái giá phải trả nếu chính phủ muốn thúc đẩy cải cách.

"Đúng, chúng tôi đang đối mặt thách thức, nhưng bạn không thể dành cả đời trông ngóng vào các cuộc khảo sát khi bạn làm việc cho chính phủ. Chúng tôi ở đây để thay đổi đất nước, và chúng tôi đang liều lĩnh", ông Castaner nói.

Da phan nguoi Phap khong hai long voi Tong thong Macron hinh anh 1
Tỷ lệ tín nhiệm ông Macron tụt giảm nghiêm trọng sau 3 tháng nhậm chức. Ảnh: Getty.

Ông Macron triển khai hàng loạt hoạt động đối ngoại kể từ khi nhậm chức vào tháng 5 vừa qua. Ông đã đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và đi thăm hàng loạt quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, tổng thống trẻ nhất của Pháp từ thời Napoleon đối mặt nhiều thách thức tại quê nhà, trong đó có các tranh cãi về kế hoạch cải cách lao động và cắt giảm chi tiêu quân sự.

Tuần trước, mạng xã hội sôi sục khi có thông tin ông Macron chi 30.000 USD trong vòng 3 tháng qua cho việc làm đẹp và sửa soạn. 

Một số nhận định cho rằng với tỷ lệ ủng hộ thấp như hiện tại, các phe đối lập của ông Macron sẽ hành động, trong bối cảnh đảng của ông đang chiếm đa số ghế trong quốc hội.

Tổng thống Pháp sẽ đối mặt thách thức lớn vào tháng tới, khi Tổng liên đoàn lao động (CGT) tổ chức biểu tình chống lại kế hoạch cải cách các quy định lao động.

Nhậm chức ngày 7/5 trong sự ủng hộ tuyệt đối của cử tri, Emmanuel Macron mang theo niềm hy vọng cải cách hệ thống chính trị già nua và hàn gắn một xã hội bị chia rẽ thành hai phe tả - hữu của nước Pháp.

Tuy nhiên, ông đang là tổng thống Pháp có chỉ số ủng hộ lao dốc nhanh nhất kể từ năm 1995.

Theo Zing.vn

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.