Ly hôn vì chồng không chịu xây nhà vệ sinh

Một phụ nữ Ấn Độ đã được tòa án chấp thuận cho ly hôn vì chồng cô này không chịu xây nhà vệ sinh khép kín.

vo-chong-an-do-ly-hon-vi-khong-co-nha-ve-sinh

Năm 2016, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF ước tính khoảng một nửa dân số Ấn Độ không sử dụng nhà vệ sinh. Ảnh: BBC.

Trước tòa, người vợ khoảng hơn 20 tuổi cho biết trong suốt 5 năm sống ở nhà chồng, mỗi lần muốn đi vệ sinh, cô luôn phải ra ngoài cánh đồng, BBC đưa tin ngày 21/8.

Luật pháp Ấn Độ chỉ cho phép các cặp vợ chồng ly hôn trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như xảy ra bạo lực gia đình hoặc có hành động tàn ác.

Trong vụ này, thẩm phán đã ra phán quyết người vợ buộc phải đi vệ sinh ngoài trời là một hình thức tra tấn, luật sư bên nguyên nói với hãng tin AFP.

"Chúng ta bỏ tiền ra mua thuốc lá, rượu và điện thoại di động nhưng không sẵn sàng chi tiền xây dựng nhà vệ sinh để bảo vệ phẩm giá của người thân trong gia đình", bồi thẩm đoàn đưa ra nhận định dựa trên sự thật là người vợ buộc phải đợi trời tối mới dám ra ngoài ruộng để đi vệ sinh.

"Đây không chỉ hành hạ người phụ nữ về mặt thể chất mà còn hạ thấp phẩm giá của cô ấy", tòa án bang Rajasth, tây bắc Ấn Độ, kết luận.

Theo truyền thông địa phương, người vợ đã đâm đơn ly hôn từ năm 2015.

Tình trạng thiếu nhà vệ sinh luôn là bài toán nan giải với chính phủ Ấn Độ. Năm ngoái, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF ước tính khoảng một nửa dân số Ấn Độ không sử dụng nhà vệ sinh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc phóng uế bừa bãi đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Hàng tấn chất thải của con người không được đưa xuống xử lý trong hệ thống thoát nước mà thường thấm vào các đường ống dẫn nước, gây bệnh tiêu chảy và nhiều bệnh tiêu hóa khác. Theo thống kê, khoảng 10% số bệnh nhân tại các bệnh viện Ấn Độ mắc các bệnh liên quan tới việc sử dụng nguồn nước mất vệ sinh.

Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.