Mỹ và đồng minh nỗ lực làm chậm sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông

(Baonghean.vn)- Với tiếng nói lớn mạnh của một nhà lãnh đạo thân thiện ở Philippines, Trung Quốc đang bày tỏ sự phản đối (bằng lời nói) tại vùng biển tranh chấp trên biển Đông. Theo đó, nước này đã đạt động lực, bất kể bị xử thua trong vụ Manila kiện Bắc Kinh lên Tòa trọng tài thường trực hồi năm ngoái về tranh chấp chủ quyền biển Đông.

Việc nối lại tình hữu nghị giữa Tổng thống Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xoa dịu căng thẳng nghiêm trọng giữa các nước láng giềng châu Á này hồi năm ngoái tại bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc cho phép ngư dân Philippines quay lại đánh bắt cá hồi tháng 10 năm ngoái sau nhiều năm quan hệ song phương trắc trở.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AP

Khi Tổng thống Donald Trump kế nhiệm ông Barack Obama, người đã thách thức những bước đi hống hách của Trung Quốc trên biển Đông, các đồng minh của Mỹ băn khoăn không biết liệu ông Trump có nêu bật vai trò của Mỹ như một đối trọng khu vực với cường quốc châu Á này hay không. Hội nghị thường niên các nước châu Á Thái Bình Dương do Philippines đăng cai hồi cuối tuần qua đã là một phép thử cho Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã gặp người đồng cấp Australia và Nhật Bản bên lề hội nghị ASEAN tại Manila. Sau cuộc gặp, các nước này đã đưa ra thông cáo chung chỉ trích hành động khiêu khích tại các vùng biển tranh chấp, tuy nhiên không nêu đích danh Trung Quốc. 

Song, Trung Quốc đã nhanh chóng bày tỏ sự giận dữ. Quan chức ngoại giao hàng đầu của nước này cho rằng trong khi Bắc Kinh và 10 quốc gia ASEAN “đều thừa nhận tình hình trên biển Đông đang cho thấy dấu hiệu thay đổi và mọi thứ đang tiến triển theo chiều hướng tích cực”, thì một số nước ngoài khu vực lại “không nhận thấy các thay đổi tích cực”, thay vào đó lại giữ nguyên quan điểm “mọi thứ vẫn y nguyên như trong quá khứ”. 

Sau khi Philippines, nước đăng cai hội nghị ASEAN năm nay, chủ trì một trong 3 hội nghị quan trọng của khối hồi tháng 4, Tổng thống Duterte đã công bố một tuyên bố chủ tịch truyền thống, không đề cập đến các vấn đề bất đồng, bao gồm việc Bắc Kinh tôn tạo các đảo trên các bãi đá ngầm tranh chấp. Đối với Trung Quốc, đây được xem như một “vụ đảo chính ngoại giao”. 

 Đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông. Ảnh: Reuters
Đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, trong cuộc họp kín tại Manila cuối tuần qua, các Ngoại trưởng ASEAN lại tranh luận gay gắt, mô tả bất đồng lãnh thổ liên quan tới Trung Quốc và 5 chính phủ khác trong bản tuyên bố chung, khác hẳn với việc tuyên bố chủ tịch là một văn kiện được thương lượng. 

Đáng ngạc nhiên, khi tuyên bố chung được công bố một ngày sau đó, lại đề cập tới việc tôn tạo các đảo và quân sự hóa, và mơ hồ ám chỉ tới phán quyết của tòa trọng tài: “tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý”. 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích các vấn đề được nêu trong tuyên bố chung, bao gồm tôn tạo các đảo, mà giới chỉ trích sử dụng để ám chỉ việc Trung Quốc xây dựng đảo quy mô lớn trên biển Đông. 

Cuộc chiến tiếp theo liên quan tới “Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông”, nhằm mục đích ngăn cản hành vi gây hấn trên vùng biển tranh chấp, bao gồm việc xây mới và củng cố các hành động quân sự. 

Hầu hết các nước ASEAN, trong đó có Philippines, ủng hộ bộ luật mang tính ràng buộc pháp lý. Trong khi đó, Trung Quốc lại phản đối việc đề cập các vấn đề tranh chấp, bao gồm phán quyết của tòa trọng tài và một thỏa thuận giải quyết xung đột, thay vào đó giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán 1-1 với các nước tranh chấp yếu hơn. Với việc ASEAN không thể làm gì trừ khi đồng thuận ngầm với mong muốn của Bắc Kinh, nên nước này đã “”bớt gay gắt” và đạt được đồng thuận. 

Theo Bonnie Glaser, một cố vấn cấp cao về châu Á tới từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược đặt tại Washington, thỏa thuận khung trên “là một nỗ lực với mẫu số chung ít nhất. Nó thiếu đi sự hiệu quả vì Trung Quốc phản đối sự ràng buộc pháp lý của thỏa thuận này và từ chối đưa vào cơ chế giải quyết xung đột”.

Tòa trọng tài La Haye ra phán quyết bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: AP
Tòa trọng tài La Haye ra phán quyết bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: AP

Theo ông Glaser, trong bối cảnh nội bộ ASEAN chia rẽ và Trung Quốc ngày càng xa rời các thành viên ASEAN, thì đây là điều không đáng ngạc nhiên kể cả khi vấn đề này có những bước phát triển vô cùng đáng thất vọng.

Tại hội nghị ở Manila, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ sẵn sàng bắt đầu các cuộc thương lượng về bộ quy tắc ứng xử khi lãnh đạo tới Philippines và tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tháng 11 tới.

Tuy nhiên trước hết theo ông Vương, như một “phát bắn vào Mỹ”, tình hình cần phải ổn định và không có “sự quấy nhiễu từ các nước bên ngoài”.

Mỹ, Australia và Nhật Bản đã lập tức nhảy vào, hối thúc Trung Quốc và ASEAN “đảm bảo bộ quy tắc ứng xử được hoàn tất kịp thời, và có sự ràng buộc pháp lý, có ý nghĩa, hiệu quả, và phù hợp với luật pháp quốc tế”. 

Chuyên gia Glasier nhận định: “Các nước bên ngoài như Mỹ sẽ làm những gì họ cho là cần thiết để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Nếu Trung Quốc phản đối thì cũng phải chấp nhận vậy thôi”.

Lan Hạ

(Theo AP)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.