Bom nhiệt hạch - vũ khí kinh khủng nhất trong lịch sử loài người

(Baonghean.vn) - Triều Tiên hôm nay (3/9) vừa xác nhận thử thành công bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa, có sức mạnh ước tính gấp 5 lần quả bom năm ngoái. Cùng tìm hiểu thứ vũ khí khủng khiếp có sức hủy diệt kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người.

Được Mỹ bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm đầu 1950, bom nhiệt hạch (còn gọi là bom H, bom Hydro, bom khinh khí) được cho là có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại là bom nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng đang diễn ra trên Mặt Trời.
Được Mỹ bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm đầu 1950, bom nhiệt hạch (còn gọi là bom H, bom Hydro, bom khinh khí) được cho là có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại là bom nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng đang diễn ra trên Mặt Trời.
Bom nhiệt hạch có sức công phá gấp hàng ngàn lần những trái bom nguyên tử bình thường. Theo các chuyên gia quân sự, một quả bom nguyên tử chỉ có sức công phá tính bằng kilotons (1 kiloton bằng 1.000 tấn thuốc nổ TNT).  Trong khi đó, sức nổ (đương lượng nổ) của một trái bom nhiệt hạch thông thường sẽ được tính bằng megatons - tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.
 Theo các chuyên gia quân sự, một quả bom nguyên tử chỉ có sức công phá tính bằng kilotons (1 kiloton bằng 1.000 tấn thuốc nổ TNT). Trong khi đó, sức nổ của một trái bom nhiệt hạch thông thường sẽ được tính bằng megatons - tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.
Loại bom này được xem là “sạch hơn” so với bom nguyên tử do tạo ra ít bụi phóng xạ hơn, nhưng lại có sức công phá lớn hơn. Tuy nhiên, để kích nổ một quả bom nhiệt hạch, cần phải cho nổ một quả bom nguyên tử. Bởi vậy, bom nhiệt hạch thực chất là một quả bom kép. Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km.
Loại bom này được xem là “sạch hơn” so với bom nguyên tử do tạo ra ít bụi phóng xạ hơn, nhưng lại có sức công phá lớn hơn. Tuy nhiên, để kích nổ một quả bom nhiệt hạch, cần phải cho nổ một quả bom nguyên tử. Bởi vậy, bom nhiệt hạch thực chất là một quả bom kép. Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km. Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa. Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.
Trong lịch sử, quả bom khinh khí đầu tiên
Trong lịch sử, quả bom khinh khí đầu tiên "Ivy Mike" do Mỹ thử nghiệm vào năm 1952 có sức công phá mạnh 10,4 megatons, tạo ra một nhiệt lượng tác động trong bán kính 56km. Trong khi đó trái Fat Man - thứ đã giết chết 40.000 người tại Nagasaki mới chỉ có sức nổ khoảng... 21 kilotons.
Cách đây đúng 51 năm, Liên Xô đã kích nổ quả bom Sa Hoàng (Tsar Bomba) ở một hòn đảo phía bắc Vòng Bắc Cực. Với sức công phá tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, đây là loại vũ khí nhiệt hạch mạnh nhất từng được con người chế tạo, giúp Liên Xô san bằng cách biệt về bom nhiệt hạch với Mỹ, ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng, Bản sao bom Tsar trưng bày tại Moscow, Nga. Ảnh: Sputnik

Cách đây đúng 51 năm, Liên Xô đã kích nổ quả bom Sa Hoàng (Tsar Bomba) ở một hòn đảo phía bắc Vòng Bắc Cực. Với sức công phá tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, đây là loại vũ khí nhiệt hạch mạnh nhất từng được con người chế tạo, giúp Liên Xô san bằng cách biệt về bom nhiệt hạch với Mỹ, ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng. Trong ảnh: Bản sao bom Tsar trưng bày tại Matxcơva, Nga. Ảnh: Sputnik

Ông Edward Teller được coi là cha đẻ của loại bom nhiệt hạch. Edward Teller (15/1/1908 - 10/9/2003) sinh ra trong một gia đình giàu có người Do Thái tại thành phố Budapest, Hungary. Vì người Đức bạc đãi người Do Thái nên Edward Teller đã cùng vợ Augusta Harkanyi tới Anh, rồi làm giảng viên tại Trường Đại học George Washington, Mỹ. Trong thời gian giảng dạy tại Mỹ, Edward Teller đã khảo cứu về các phản ứng nhiệt lượng hạch tâm. Rồi cùng nhà vật lý George Gamow, Edward Teller thiết lập ra những tiền đề để nghiên cứu bom khinh khí sau này.
Ông Edward Teller được coi là cha đẻ của loại bom nhiệt hạch. Edward Teller (15/1/1908 - 10/9/2003) sinh ra trong một gia đình giàu có người Do Thái tại thành phố Budapest, Hungary. Vì người Đức bạc đãi người Do Thái nên Edward Teller đã cùng vợ Augusta Harkanyi tới Anh, rồi làm giảng viên tại Trường Đại học George Washington, Mỹ. Trong thời gian giảng dạy tại Mỹ, Edward Teller đã khảo cứu về các phản ứng nhiệt lượng hạch tâm. Rồi cùng nhà vật lý George Gamow, Edward Teller thiết lập ra những tiền đề để nghiên cứu bom khinh khí sau này.
Hiện nay có 9 nước tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân bao gồm  Mỹ, Anh, Pháp, Ng, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên, song chỉ 5 nước trong số đó có bom nhiệt hạch là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Trong ảnh:Đám mây hình nấm khổng lồ xuất hiện trong vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Mỹ. Ảnh: New York Times
Hiện nay có 9 nước tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên, song chỉ  5 nước trong số đó có bom nhiệt hạch là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Trong ảnh: Đám mây hình nấm khổng lồ xuất hiện trong vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Mỹ. Ảnh: New York Times

 Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.