Hạt nhân Triều Tiên sẽ là vấn đề 'nóng' tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên dự kiến sẽ là chủ đề nóng nhất tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp quốc lần này.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt với vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên mới đây. Bất chấp việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc ra nghị quyết mới gia tăng sức ép lên Triều Tiên, nhưng không làm thay đổi lập trường của nước này với việc tiếp tục các vụ thử tên lửa.

phien hop dai hoi dong lhq trieu tien van la van de trong tam hinh 1
Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Dường như mất kiên nhẫn, các quan chức Mỹ gần đây liên tục bóng gió đề cập đến giải pháp quân sự nếu các nỗ lực ngoại giao trong vấn đề Triều Tiên thất bại.

Ngay trước thềm phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson không ngần ngại khẳng định, Triều Tiên là một mối đe dọa toàn cầu: “Chúng tôi đang hợp tác với các đồng minh trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Chúng tôi cũng hợp tác với các đối tác, xây dựng sự đồng thuận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để tạo ra một mặt trận đoàn kết quốc tế. Triều Tiên là một mối đe dọa toàn cầu. Do đó đòi hỏi sự phản ứng từ tất cả các quốc gia”.

Tối 19/9 (theo giờ Việt Nam), với các nhà ngoại giao Triều Tiên ngồi trên hàng ghế đầu của phiên họp, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Tổng thống tại kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.

Bất chấp sự thận trọng của Tổng thống Mỹ về giá trị của các Tổ chức quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc, ông Donald Trump vẫn cố sử dụng diễn đàn này để tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong các biện pháp chặt chẽ hơn nhằm gia tăng sức ép với Triều Tiên. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng McMaster “ đây không phải là vấn đề giữa Mỹ và Triều Tiên mà đây là vấn đề giữa thế giới và Triều Tiên”.

Dự kiến bên lề khóa họp, Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Chae-in, với chương trình hạt nhân của Triều Tiên nằm trong những nội dung nghị sự tại cuộc gặp này.

Mặc dù những vụ thử tên lửa của Triều Tiên gần đây vấp phải chỉ trích của cộng đồng quốc tế, nhưng nhiều nước vẫn không ủng hộ giải pháp quân sự mà các quan chức Mỹ đề cập.

Vì vậy, bên cạnh nỗ lực của Mỹ tìm kiếm các biện pháp gia tăng sức ép lên Triều Tiên thì cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp quốc cũng là cơ hội để nhiều quốc gia thúc đẩy giải pháp ngoại giao để giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Trong cuộc gặp bên lề phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã tái khẳng định rằng,  biện pháp chính trị-ngoại giao là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhấn mạnh: “Nước Đức và cá nhân tôi đã tiến hành hòa giải nhiều cuộc xung đột như vậy. Với Triều Tiên, không có giải pháp nào khác ngoài nỗ lực ngoại giao.

Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề thông qua giải pháp ngoại giao như chúng ta đang thực hiện ở Ukraine. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện điều này tại Triều Tiên”.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres dự kiến có cuộc gặp riêng rẽ với các bên liên quan, bao gồm Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-h) bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc.

Ông Guterres khẳng định, chỉ có giải pháp chính trị mới có thể giải quyết được bài toán hạt nhân Triều Tiên, trong khi hành động quân sự có thể gây ra thiệt hại qui mô lớn mà nhiều thế hệ tiếp theo không thể giải quyết được./.

Theo VOV

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.