Chiêu đe dọa mới của Triều Tiên với Hàn Quốc

Những dòng tít trên báo chí và cảnh báo mạnh mẽ trên truyền hình về cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên có thể khiến những người đi du lịch dừng lại cân nhắc.

Nhưng theo phản ánh của báo Channel News Asia, ở Hàn Quốc, rất ít người công khai nhắc đến vấn đề này, kể cả bên trong Quốc hội hoặc hành lang phòng họp của các nghị sĩ.

Tình hình Triều Tiên, đe dọa hạt nhân Triều Tiên, Kim Jong Un, Hàn Quốc

Tin tức về một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên được phát trên Tivi ở Soul. (Ảnh: Channel News Asia)

Mối đe dọa về Triều Tiên thường xuất hiện trên trang nhất các tờ báo. Nhưng hầu hết tin tức đều tập trung vào phản ứng của Bắc Kinh, Moscow, Tokyo và Washington, trong đó có khuyến cáo của Tổng thống Donald Trump với Ngoại trưởng Mỹ mới đây rằng đàm phán với Triều Tiên chỉ “phí thời gian”.

Với người dân bình thường ở Hàn Quốc, thời sự về Triều Tiên không đáng chú ý bằng các bản tin về thời tiết. Tuy nhiên, chính quyền ông Kim Jong Un có vẻ như mới áp dụng một chiến thuật mới nhằm thu hút sự quan tâm và phản ứng từ nước láng giềng.

Gần đây, ở khu vực Sinchon của Seoul – nơi có một số trường đại học, sinh viên đã báo cho cảnh sát tới thu gom tờ rơi chứa nội dung tuyên truyền và đe dọa của Triều Tiên về vũ khí hạt nhân của nước này.

“Những quả bom nhiệt hạch của chúng tôi sẽ trừ khử người Mỹ”, một tờ rơi ghi như vậy, được Bình Nhưỡng truyền sang bằng bóng bay nhắm tới sinh viên địa phương.

Sở hữu tài liệu Triều Tiên là vi phạm pháp luật ở Hàn Quốc và các sinh viên cũng không muốn xem nội dung của chúng.

Người Hàn Quốc do quá quen với những đe dọa mạnh bạo từ Bình Nhưỡng từ trước nên giờ đây họ không cảm thấy quá lo lắng trước chiến thuật mới của chính quyền ông Kim Jong Un.

Man Du – một giám đốc công ty xây dựng về hưu – nói: ”Nếu họ nghĩ họ có thể gây ấn tượng và khiến chúng tôi sợ hãi bằng những thông điệp đơn giản kiểu này thì họ quá ngây thơ!”.

Giới chuyên môn như bác sĩ y khoa thậm chí còn hoài nghi tuyên bố của Triều Tiên.

“Không có gì đáng khoe khi bạn phát triển những quả bom này với cái giá khiến người dân đói lả”, Choi Jong Min, một bác sĩ da liễu hành nghề ở Seoul nhận xét. Ông cho rằng, Hàn Quốc cũng nên gửi truyền đơn. “Người Triều Tiên thật khổ. Họ không biết rằng vũ khí hạt nhân sẽ không mang lại thức ăn cho họ”.

Không giống người Hàn Quốc, dân chúng Nhật Bản tỏ ra lo lắng hơn vì vị thế địa lý của họ và một thực tế là cuộc chiến hạt nhân nếu xảy ra giữa hai miền Triều Tiên hoặc với Mỹ chẳng khác nào tự sát.

Ở Nhật, các trường học bắt đầu bài huấn luyện tập kích từ trên không, với học sinh nhiều trường tiểu học học cách tìm chỗ trú trước những quả tên lửa đang bay tới.

Trong khi đó, người Hàn Quốc vẫn sống như không có chuyện gì xảy ra. Với đa số người dân, các mối đe dọa hạt nhân chỉ mang tính lý thuyết chứ không hiện hữu.

Theo VNN

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.