Giải thích lý do tàu ngầm Mỹ thách thức Triều Tiên

Tàu ngầm chạy bằng hạt nhân USS Michigan của Mỹ đã tới cảng Busan, Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng leo thang ở Bán đảo Triều Tiên. Theo chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin, mục tiêu của việc triển khai tàu ngầm là gây sức ép tột bậc với Triều Tiên.

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng hạt nhân lớn nhất thế giới USS Michigan nặng 18.000 tấn, được trang bị 154 tên lửa Tomahawk có thể bắn trúng các mục tiêu ở xa tới 2.300km.

Thông tin con tàu này tới cảng Busan, Hàn Quốc hôm 13/10 được hải quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc đưa tin trên tài khoản Facebook chính thức của lực lượng.

Mặc dù hải quân Mỹ cho hay, tàu ngầm này tới Hàn Quốc là theo thông lệ, song việc này lại diễn ra trong cảnh căng thẳng leo thang ở Bán đảo Triều Tiên.

 

Sự hiện diện của một tàu chiến khủng với tên lửa Tomahawk, gần Triều Tiên, là một thách thức rất lớn với Bình Nhưỡng, chuyên gia quân sự đồng thời là hạm trưởng người Nga Dmitry Litovkin cho biết khi trả lời phỏng vấn của Sputnik.

"Theo tôi, mục tiêu của USS Michigan là khá rõ: gây sức ép lớn với Triều Tiên. Các tên lửa hành trình mà nó mang có thể gắn kèm đầu đạn hạt nhân và bắn trúng mục tiêu rất xa. Những vũ khí như vậy lại được đặt gần Triều Tiên thì đó là thách thức khá lớn với chính quyền Triều Tiên", ông Litovkin nói.

USS Michigan, tàu ngầm chạy bằng hạt nhân hạng Ohio, là một trong số 18 tàu ngầm đang hoạt động trong biên chế của hải quân Mỹ. Tàu này có thể được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident 1 và Trident II, mỗi tên lửa Trident I có thể mang 8 đầu đạn nặng 100 kiloton, trong khi tên lửa Trident II có thể mang 14 đầu đạn hoặc 8 đầu đạn có sức nổ 475 kiloton. Đầu đạn các tên lửa này mang có sức công phá lớn hơn quả bom phát nổ ở Hiroshima, Nhật năm 1945, chỉ gây ra vụ nổ 12-18 kiloton.

Tiếp sau tàu ngầm trên, tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng sẽ được phái tới Hàn Quốc vào tuần tới, Chosun Ilbo đưa tin.

Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên vì Bình Nhưỡng liên tiếp thử hạt nhân và tên lửa.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.