Chiến tranh Mỹ - Triều Tiên có thể tránh được bằng cách nào?

Trong lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng với nguy cơ chiến tranh hạt nhân, Mỹ vẫn có thể tháo ngòi nổ bằng chính sách hợp lý.

Nguy cơ xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng. Với việc cả Mỹ và Triều Tiên (quốc gia được cho là đã sở hữu vũ khí hạt nhân) đều có thái độ cứng rắn thì tính mạng của hàng trăm ngàn người, thậm chí hàng triệu người Mỹ, Triều Tiên/Hàn Quốc và Nhật Bản có thể bị đe dọa.

chien tranh my trieu tien co the tranh duoc bang cach nao hinh 1
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái). Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên an ninh nước Mỹ có thể được bảo đảm mà không cần chiến tranh, nếu như Mỹ theo đuổi một chính sách hợp lý.

Gốc gác vấn đề

“Hạt giống” cho tình trạng khủng hoảng hiện nay đã được gieo vào tháng 10/1994. Khi đó chính quyền Triều Tiên mới của ông Kim Jong-il (tức Kim Chính Nhật, con trai của ông Kim Nhật Thành mới qua đời khi ấy) đã ký Khung Thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Mỹ Clinton. Theo đó Triều Tiên nhất trí ngừng xây dựng các lò phản ứng hạt nhân bị nghi là dùng cho 1 chương trình vũ khí hạt nhân, để đổi lại việc Mỹ tài trợ cho 2 lò phản ứng nước nhẹ không thể dùng để chế vật liệu làm bom hạt nhân. Các yêu cầu từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được yêu cầu thanh sát việc Triều Tiên thực hiện thỏa thuận này.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-il ban đầu tuân thủ thỏa thuận trên. Năm 1997, ông gặp gỡ các đại điện của Hàn Quốc và Mỹ, tiếp tục điều mà Ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright gọi là “tiến trình lịch sử”.

Tuy nhiên sau đó chẳng bao lâu đã xuất hiện các bằng chứng ngày càng rõ rằng Bình Nhưỡng đang bí mật tiến hành một dự án vũ khí hạt nhân và cản trở hoạt động các thanh sát viên IAEA. Lòng kiên nhẫn của Tổng thống Mỹ Clinton cũng bắt đầu cạn kiệt. Vào tháng 3/2000, Tổng thống Clinton báo cáo với Quốc hội Mỹ rằng ông không thể xác nhận việc Triều Tiên không vi phạm Khung Thỏa thuận bằng các nỗ lực bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong phát biểu vào năm 2002, Tổng thống George W. Bush, với sự khuyến khích của Thứ trưởng Ngoại giao John Bolton khi đó, đã liệt Triều Tiên vào danh sách của cái mà ông gọi là “trục ma quỷ”. Điều này đã khiến ông Kim Jong-il thêm lo ngại sẽ bị Mỹ tấn công.

Dựa một phần trên phát ngôn đó của ông Bush, Triều Tiên đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) vào tháng 1/2003 và trục xuất các thanh sát viên IAEA. Không còn bị ràng buộc bởi NPT và các cuộc thanh sát của IAEA, nhà lãnh đạo Kim Jong-il đẩy mạnh tiến độ dự án bí mật về phát triển vũ khí hạt nhân. Vào tháng 10/2006, Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên trong loạt 6 vụ thử hạt nhân của nước này cho tới nay.

Vào tháng 3/2011, Tổng thống Mỹ Obama đã thực hiện quyết định với hệ quả khiến cho các giải pháp ngoại giao hiện nay với Triều Tiên trở nên khó khăn. Trong nỗ lực ngăn chặn cái gọi là “thảm họa nhân đạo” ở Libya, Tổng thống Obama đã cho phép quân đội Mỹ tham gia cùng các quốc gia khác trong việc ném bom các lực lượng của chính quyền Libya. Bảy tháng sau, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã bị hạ bệ và cuối cùng bị sát hại một cách đau đớn bởi đám đông cuồng nộ.

Hơn bất cứ sự kiện nào khác, cái chết của ông Gaddafi đã thuyết phục nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiện nay tin rằng việc nhượng bộ bằng cách từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ đồng nghĩa với bản án tử hình cho bản thân.

Vào tháng 12/2003, Tổng thống Bush đàm phán với nhà lãnh đạo Gaddafi để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Libya. Thời gian đó, ông Bush khoe rằng “Cam kết của Đại tá Gaddafi một khi được thực thi sẽ khiến cho đất nước chúng ta an toàn hơn và thế giới hòa bình hơn”. Cam kết của ông Gaddafi đã được hoàn thành vào năm 2009.

Ấy thế nhưng, chỉ hai năm sau đó, khi ông Obama làm Tổng thống, ông Gaddafi rơi vào thế không có vũ khí hạt nhân để tự vệ, nên ông này không thể nào ngăn được vụ tấn công bằng đường không và bị tước đoạt mạng sống. Bài học cay đắng này in đậm lên tâm trí nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un: Không thể tin ngoại giao Mỹ.

Các kịch bản hạt nhân Mỹ-Triều

Tổng thống Trump mới đây có mặt ở châu Á, thảo luận cuộc khủng hoảng Triều Tiên với nguyên thủ một số nước, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Giai đoạn công du châu Á, ông tuyên bố “kỷ nguyên kiên nhẫn chiến lược đã hết”.

Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ không để cho Triều Tiên có năng lực tấn công lãnh thổ Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên hiện nay thì lại khẳng định ông sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân trong bất cứ hoàn cảnh nào. Washington cho biết họ muốn giải pháp ngoại giao nhưng Bình Nhưỡng đã bắn tín hiệu rằng họ không tin Mỹ và sẽ không đưa việc phi hạt nhân hóa ra đàm phán. Kết quả là có 3 kịch bản sau:

1- Ông Kim Jong-un giữ lại kho vũ khí hạt nhân của mình và ông Donald Trump lùi bước.

2- Những lời đe dọa của ông Trump gây sức ép buộc ông Kim từ bỏ vũ khí, và ông này hy vọng một Tổng thống Mỹ mới sẽ không tấn công mình.

3- Ông Kim giữ lại vũ khí hạt nhân, và ông Trump thực hiện các lời đe dọa của mình về tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên.

Với tính cách của ông Trump thì kịch bản thứ nhất ít xảy ra. Kịch bản thứ 2 càng khó xảy ra vì ông Kim hoàn toàn tin tưởng rằng cơ hội duy nhất để chế độ của ông tồn tại là sở hữu một kho vũ khí hạt nhân có đủ sức răn đe với Mỹ. Như vậy còn kịch bản 3.

Tổng thống Mỹ Trump đã liên tục đe dọa Triều Tiên. Tháng trước, Giám đốc CIA Mike Pompeo ám chỉ rằng Mỹ có thể thực hiện ám sát đối thủ. Tuy nhiên ý tưởng này chỉ là trong mơ vì cơ hội thành công cực thấp.

Hậu quả tàn khốc và biện pháp phòng tránh

Thae Young-ho, một nhà ngoại giao Triều Tiên đào tẩu sang phương Tây, tiết lộ trước Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện Mỹ rằng nếu Mỹ thực hiện bất cứ cuộc tấn công nào vào Triều Tiên, thì các sĩ quan của quân đội nước này “đã được huấn luyện để ấn nút [vũ khí] mà không cần thêm chỉ dẫn nữa từ Bộ tổng tư lệnh”. Theo ông Thae Young-ho, nếu Triều Tiên phát hiện bất cứ quả bom hay tên lửa nào của đối phương rơi lên lãnh thổ họ, họ sẽ lập tức nã pháo và phóng rocket dồn dập vào lãnh thổ Hàn Quốc.

Đòn pháo kích và phóng rocket này có thể lấy đi mạng sống của hàng ngàn người Hàn Quốc, công dân Mỹ và nhân viên quân sự Mỹ ở khu vực phía bắc của Hàn Quốc.

Tất nhiên Seoul sẽ không ngồi yên, họ sẽ tấn công đáp trả. Tình hình khi ấy có thể vượt ra vòng kiểm soát của tất cả các bên và trở thành một cuộc chiến tổng lực.

Trong trường hợp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tin rằng chế độ của mình sẽ bị tấn công bởi lực lượng lục quân Hàn Quốc, nhiều khả năng ông sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng, nếu Mỹ tấn công với mục đích lật đổ chính quyền Triều Tiên, họ sẽ ra tay ngăn chặn ý đồ đó. Khó dự đoán về quy mô và hậu quả một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chắc chắn một tình huống như vậy sẽ tạo ra các diễn biến leo thang nguy hiểm.

Có một điều rõ ràng hiện nay là nếu Tổng thống Trump ra lệnh đánh phủ đầu nhằm vào Triều Tiên, sẽ không có kịch bản hợp lý nào để cải thiện lợi ích và an ninh của nước Mỹ. Ngược lại, hành động đánh phủ đầu chắc chắn sẽ có hại, thậm chí là gây ra thảm họa, đối với lợi ích và an ninh của Mỹ.

Nhưng cho đến phút chót, vẫn không là quá muộn để Tổng thống Mỹ lựa chọn một tiến trình hành động thực tế có thể ngăn ngừa được chiến tranh trong khi bảo vệ nước Mỹ.

Theo logic, mục tiêu của chính sách ngoại giao và quân sự Mỹ trong khu vực nên là trước tiên bảo vệ lục địa Mỹ, rồi đến ngăn ngừa sự tổn thất sinh mạng và mất mát tài sản của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Các mục tiêu này chỉ có thể đạt được bằng việc kết hợp sự răn đe với việc hợp tác với các đồng minh của Mỹ và hoạt động tuyên truyền. Còn nếu sử dụng sức mạnh quân sự trước thì điều đó sẽ gần như chắc chắn có hại cho an ninh quốc gia Mỹ.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster cho rằng nước ông đang hết thời gian trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, ngụ ý sẽ cần đến giải pháp quân sự. Tuy nhiên cách tiếp cận này không thuyết phục. Vấn đề thời gian hoàn toàn nằm ở phía Mỹ. Một chính sách đối ngoại hợp lý, logic, và kiên nhẫn sẽ bảo vệ sinh mệnh các đồng minh của Mỹ, ngăn ngừa Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân và tăng cường an ninh của Mỹ./.

Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.