Người Zimbabwe bài trừ sự ảnh hưởng của Trung Quốc

(Baonghean.vn)- Vị lãnh đạo 93 tuổi không phải "mục tiêu" công kích duy nhất của người dân Zimbabwe, mà họ còn bày tỏ sự giận dữ trước đồng minh hàng thập kỷ của ông Mugabe, đó là Trung Quốc.

Người dân Zimbabwe hò reo trước tòa nhà Quốc hội sau khi Tổng thống Mugabe từ chức. Ảnh: AP
Người dân Zimbabwe hò reo trước tòa nhà Quốc hội sau khi Tổng thống Mugabe từ chức. Ảnh: AP

Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người dân Zimbabwe đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Harare, yêu cầu Tổng thống Robert Mugabe từ chức. Tuy nhiên, vị lãnh đạo 93 tuổi này không phải là "mục tiêu" công kích duy nhất của người dân Zimbabwe, mà họ còn bày tỏ cơn giận trước đồng minh hàng thập kỷ của ông Mugabe, đó là Trung Quốc.

Cuối cùng, vị tổng thống nắm quyền gần 2 thập kỷ tại Zimbabwe này đã chịu nhượng bộ trước sức ép từ chính nội bộ đảng cầm quyền của ông, và tuyên bố từ chức trong ngày 21/11.

Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Phó Tổng thống Emmerson Mnangawa, người trước đó bị ông Mugabe cách chức, đã quay trở lại lãnh đạo đảng ZANU-PF, và dự kiến sẽ lên nắm quyền tổng thống.

Thái độ bài Trung Quốc đã tồn tại ở Zimbabwe, do những công dân nước này nhận thấy quốc gia châu Á hậu thuẫn một chính phủ khiến hầu hết người dân cả nước thất nghiệp và nghèo đói.

Ông Charles Laurie, người đứng đầu quỹ rủi ro Verisk Maplecroft cho rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ Trung Quốc, thông qua việc Bắc Kinh cung cấp thiết bị quân sự, vũ khí và tình báo để chống đỡ cho chính quyền Mugabe. Những người biểu tình trên phố hiểu rõ điều này”.

Còn đối với Trung Quốc, Zimbabwe không phải là đất nước quan trọng nhất về mặt chiến lược trong khu vực, song duy trì quan hệ với Harare là một phần trong lợi ích lớn hơn của Bắc Kinh trong khu vực. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Zimbabwe.

Chuyên gia Cobus van Staden, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nam Phi nhận định: “Trung Quốc đang tập trung vào sự hợp tác với các nước, ví dụ như Zimbabwe, từng chịu sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân và có mối quan hệ khó khăn với phương Tây. Duy trì các mối quan hệ này là một phần quan trọng trong đà phát triển của Trung Quốc, cũng như nằm trong kế hoạch tái xoay trục trật tự chính trị toàn cầu”.

Và Mugabe tham gia vào tham vọng này với chính sách “Hướng Đông”, sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với nước này ở thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ.

Tuy nhiên, Trung Quốc gia tăng lo ngại về sự bất ổn kinh tế của Zimbabwe. Mặc dù giữ lập trường không can thiệp công việc nội bộ nước khác, song Bắc Kinh có dấu hiệu mất kiên nhẫn khi chứng kiến ông Mugabe quản lý kinh tế yếu kém và gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của Trung Quốc tại quốc gia châu Phi này.

Chuyên gia AlexVines, người đứng đầu Chương trình châu Phi thuộc viện nghiên cứu Chatham house, cho hay: “Trung Quốc muốn một Zimbabwe ổn định và một chính phủ và pháp quyền dễ đoán định, để họ yên tâm đầu tư của họ tại đây an toàn”.

Liệu Trung Quốc có ủng hộ kế hoạch nắm quyền của quân đội Zimbabwe hồi tuần trước hay không, câu hỏi này vẫn còn gây nhiều hoài nghi.

Các nhà quan sát nhất trí rằng Trung Quốc sẽ tiến hành kinh doanh với bất kỳ ai nắm quyền ở Zimbabwe. Chính quyền Trung Quốc hiện đang “ngầm” ủng hộ người sẽ kế nhiệm ông Mugabe, cựu phó tổng thống Mnangawa, ngay cả khi Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn nếu phương Tây quay lại đầu tư ở Zimbabwe dưới sự dẫn dắt của chính quyền mới.

Mặc dù Trung Quốc nhận được sự ủng hộ sâu rộng trên hầu hết châu lục, song một khảo sát gần đây cho thấy người dân Zimbabwe cảm thấy hoang mang hơn trước tầm ảnh hưởng của Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia châu Phi nào.

Chuyên gia Laurie cho rằng: “Tồn tại quan điểm mạnh mẽ cho thấy sự can dự đầu tư của Trung Quốc đã bóp nghẹt doanh nghiệp Zimbabwe”.

Còn chuyên gia Vines nhận xét một sự chuyển giao quyền lực nhanh chóng, suôn sẻ sang một kỷ nguyên hậu Mugabe là kịch bản dễ xảy ra nhất vào thời điểm này, bởi mọi người đều muốn một Zimbabwe thành công và đạt lợi nhuận tài chính”./.

Lan Hạ

(Theo Nikkei Asian Review)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.