Những dấu mốc lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga

(Baonghean.vn) - Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đi vào lịch sử nhân loại như là một sự kiện vĩ đại có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu rộng, làm rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới.

Ngày 11/3/1917, tại nước Nga nổ ra một cuộc “Cách mạng Tháng Hai’’, lật đổ sự thống trị chuyên chế của Sa Hoàng, nhưng xuất hiện hai chính quyền cùng tồn tại. Một là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và địa chủ, hai là Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính của quần chúng nhân dân.

Công nhân ở Petrograd xuống đường biểu tình trong cuộc Cách mạng Tháng Hai.
Công nhân ở Petrograd xuống đường biểu tình trong cuộc Cách mạng Tháng Hai.

Ngày 16/4/1917, Lênin từ nước ngoài trở về Petrograd (thủ đô nước Nga khi đó). Tại đây, ông trình bày Luận cương Tháng Tư, một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay các Xô viết!”.

Ngày 16/7/1917, hàng ngàn công nhân và binh lính đã tiến hành một cuộc biểu tình thị uy rầm rộ. Chính phủ lâm thời đã đàn áp cuộc biểu tình bằng bạo lực hòng chấm dứt tình trạng cùng song song tồn tại của hai chính quyền.  
Trước tình thế đó, Lênin rút vào hoạt động bí mật ở một vùng tại Phần Lan, cách Petrograd 34 km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, Lênin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Người chỉ rõ, thời kỳ đấu tranh hòa bình đã chấm dứt, các lực lượng cách mạng ở nước Nga phải tích cực chuẩn bị để tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Lãnh tụ V. I. Lenin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Mười Nga.
Lãnh tụ V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Mười Nga.

Ngày 7/10/1917, Lênin bí mật trở về Petrograd trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Ngày 10/10/1917, dưới sự chỉ đạo của Lênin, Hội nghị Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê-vích đã họp và thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bôn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông (điện Smolny)... Thủ tướng Chính phủ lâm thời Kerenski tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.
Tối 24/10/1917, Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô viết. 
Ðêm 24/10/1917, khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Petrograd.
Sáng 25/10/1917. trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Petrograd. 10 giờ sáng, Trung tâm quân sự cách mạng của Xô viết Petrograd công bố lời kêu gọi “Gửi các công dân nước Nga” do Lênin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Xô viết.
Rạng sáng 7/11/1917, quân khởi nghĩa tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua), mở đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại - Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Rạng sáng 7/11/1917, quân khởi nghĩa tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Petrograd (nay là Xanh Pê-téc-bua), mở đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.  Ảnh: Tư liệu TTXVN.

21 giờ 40 phút, ngày 25/10/1917,  sau pháo lệnh của chiến hạm “Rạng đông”, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông - nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời.

2 giờ 10 phút rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Kê-ren-ski trốn chạy ra nước ngoài.

Ngày 15/11/1917, Chính quyền Xô viết được thiết lập tại Mátxcơva.

Tháng 3/1918, Chính quyền Xô viết giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng.

Đầu năm 1919, Quốc tế thứ ba được thành lập, đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với khuynh hướng cơ hội hữu khuynh và chủ nghĩa sô vanh.

Ngày 19-8-1945, nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của Chính quyền tay sai Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong ảnh: Ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của Chính quyền tay sai Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã tập trung công sức đặc biệt cho vấn đề củng cố chính quyền Xô-viết, xây dựng chế độ xã hội mới, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho quần chúng nhân dân. Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất được ban hành ngay sau cách mạng thành công đã đáp ứng được  “ý nguyện” của quần chúng nhân dân lao động Nga về một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng đó được thể hiện thông qua vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – người Việt Nam yêu nước đầu tiên tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. 

Thái Bình
(Tổng hợp)

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.