Sự thật đằng sau khẩu chiến của nhà lãnh đạo Triều Tiên

(Baonghean.vn) - Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên liên tục đấu khẩu với Mỹ và phô trương sức mạnh quân sự đã đẩy thế giới bên bờ vực của Thế chiến III. Tuy nhiên, việc giải mã ngôn từ của nhà lãnh đạo “độc tài lập dị này” có thể là chìa khóa để tiêu diệt chính quyền Bình Nhưỡng.

Ảnh 1: Triều Tiên sử dụng các thuật ngữ để biện minh cho “sức mạnh hạt nhân” nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ. Ảnh: Getty
Triều Tiên sử dụng các thuật ngữ để biện minh cho “sức mạnh hạt nhân” nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ. Ảnh: Getty

Gia tộc họ Kim đã xây dựng một đế chế dựa trên hệ tư tưởng và sự tuyên truyền, ở đó người dân Triều Tiên được dẫn dắt bởi một triết lý chính trị đặt sự trung thành với nhà nước lên trên hết. Và chế độ này có một loạt các thuật ngữ để tôn vinh nhà độc tài Triều Tiên và tảy não hơn 25 triệu người dân, nhằm biện minh cho sức mạnh và sự cai trị của mình. 

Ví dụ, cụm từ “Juche” có sức ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của từng người dân Triều Tiên, và giải thích lý do vì sao sự tự do ở bất kỳ hình thức nào, kể cả tôn giáo, cũng hiếm gặp tại quốc gia này, khi người dân coi vị lãnh đạo của họ như một vị thần trong thế giới huyền bí. Juche là thuật ngữ chỉ hệ tư tưởng “tự lực cánh sinh”.

Đây được xem là một triết lý chính trị, người dân tại quốc gia này bị buộc phải tin rằng để duy trì nền độc lập, bất kể ảnh hưởng nào từ thế giới bên ngoài đều phải bị loại bỏ.

Người đưa ra hệ tư tưởng này là cố lãnh đạo Kim Nhật Thành. Cố lãnh đạo Kim Nhật Thành từng mô tả hệ tư tưởng này trong thời kỳ sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1955, nhấn mạnh nhà nước, các nhà lãnh đạo và tầm nhìn chính trị của nước này phải được đặt lên trên lợi ích và bản sắc của người dân. 

Thế chiến III có thể nổ ra giữa Triều Tiên và Mỹ. Ảnh: Getty
Thế chiến III có thể nổ ra giữa Triều Tiên và Mỹ. Ảnh: Getty

Với việc sử dụng triết lý “Songun”, gia tộc họ Kim cũng đã tẩy não người dân của mình để họ tin rằng lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu của quốc gia.

Songun là thuật ngữ chỉ chính sách “quân sự là số một” của Triều Tiên. Thuật ngữ này bắt đầu được đưa ra từ thời cố lãnh đạo Kim Nhật Thành vào năm 1962 và cũng là cách thức ông Kim điều hành đất nước Triều Tiên thời đó.

Ngoài ra, thuật ngữ ‘Kimilsungism” (Chủ nghĩa Kim Nhật Thành) và “Kimjongilism” (Chủ nghĩa Kim Jong-il) giải thích lý do vì sao Triều Tiên có ý định đi vào con đường hủy diệt, là tiến hành chiến tranh hạt nhân.

Đây là hai thuật ngữ được đưa ra để ca ngợi hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, đồng thời gợi nhắc tới các hệ tư tưởng Songun và Juche gắn liền với hình ảnh của hai nhà lãnh đạo này.

Công tác tuyên truyền nhà nước đã sử dụng chúng để biện minh cho “sức mạnh hạt nhân” nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ. Thậm chí, một số chuyên gia còn khẳng định hai thuật ngữ trên, vốn đòi hỏi sự trung thành vô điều kiện của những người đi theo, đã tiến hóa thành một tôn giáo./. 

Lan Hạ

(Theo Express)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.