Bức ảnh bé gái uống nước gây xôn xao dư luận

Bức ảnh chụp bé gái người Argentina, quỳ gối, gục mặt xuống để uống nước từ một vũng nước bẩn trên đường phố trong đợt nắng 38 độ C đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng internet, gây xôn xao dư luận Argentina.

Bé gái đến từ cộng đồng Mbya Guarani, Argentina uống nước từ một vũng nước bẩn trên đường phố. (Ảnh: Misiones Online)
Bé gái đến từ cộng đồng Mbya Guarani, Argentina uống nước từ một vũng nước bẩn trên đường phố. (Ảnh: Misiones Online)

Bức ảnh gây sốc chụp lại khoảnh khắc bé gái người Argentina quỳ sát xuống vũng nước trước mặt để chống lại cơn khát trong đợt nắng nóng 38 độ C đã khiến dư luận ở đây sôi sục. Sự việc xảy ra ở Posadas, tỉnh Misiones, Argentina.

Một phóng viên báo địa phương đã chụp bức ảnh này và nhà hoạt động xã hội Migue Ríos đã đăng tải bức hình lên mạng xã hội. Bé gái được cho là đến từ cộng đồng Mbya Guarani nghèo khó và hành nghề ăn xin cùng với những đứa trẻ khác trong thành phố Posadas.

Anh Rios đã để lại dòng mô tả dưới bức ảnh: “Bé gái người Guarani này đang chống lại cơn khát từ vũng nước trên mặt đường. Dường như chúng ta chưa làm đúng với tư cách là thành viên trong xã hội”.

Anh cho biết bé gái đã được đưa tới bác sĩ sau khi uống nước bẩn, nhưng anh vẫn muốn đăng tải tấm ảnh này lên vì muốn cho mọi người thấy những vấn đề xã hội đang hiện hữu và dường như không có ai dành đủ sự quan tâm tới vấn đề này.

Trang Misiones Online ngày 19/12 cho biết bức ảnh đã được phóng viên của họ chụp lúc 1 giờ chiều ngày 13/12 trong khi thành phố Posadas đang trải qua đợt nắng nóng.

“Phóng viên Misiones Online đã lái xe qua đại lộ Mitre và chứng kiến cảnh này khi anh ấy dừng chờ đèn đỏ. Thật đáng buồn rằng đây là khung cảnh thường xảy ra tại trung tâm Posadas. Những đứa trẻ từ cộng đồng Guarani thường bị người lớn bóc lột bắt hành nghề ăn xin trong thành phố”, tờ báo cho biết.

Các nhà báo và phóng viên đã cố gắng hết sức để giúp đỡ những đứa trẻ này, bằng cách mang theo sẵn những chai nước và phân phát cho những đứa bé tội nghiệp. Tờ báo cũng cho biết các quan chức định kỳ mở các chiến dịch đưa những đứa trẻ này trở về cộng đồng, nhưng chỉ một thời gian ngắn, chúng tiếp tục bị lợi dụng để ăn xin ngoài phố.

Cộng đồng Guarani là nhóm người bản địa theo văn hóa truyền thống Nam Mỹ. Họ sử dụng tiếng Guarani làm ngôn ngữ giao tiếp và sống ở Paraguay, Brazil và Argentina. Hiện có khoảng 3.000 người Guarani sinh sống tại tỉnh Misiones.

Theo Dân trí

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.