Cố vấn chính phủ Trung Quốc nói Triều Tiên là 'bom nổ chậm'

Cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho rằng Triều Tiên là "bom nổ chậm" và Bắc Kinh cần sẵn sàng cho kịch bản có chiến tranh tại khu vực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Kyodo.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Kyodo.

"Các điều kiện trên bán đảo Triều Tiên hiện giờ cho thấy nguy cơ xảy ra chiến tranh cao nhất nhiều thập kỷ", SCMP dẫn lời Shi Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân, cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc, nói ngày 16/12.

Theo bà Shi, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã rơi vào vòng luẩn quẩn đe dọa lẫn nhau.

"Triều Tiên là một quả bom nổ chậm. Chúng ta chỉ có thể trì hoãn vụ nổ, hy vọng bằng cách trì hoãn, sẽ có lúc chúng ta tháo được ngòi nổ", Shi phát biểu bên lề một hội nghị về khủng hoảng Triều Tiên ở Bắc Kinh.

Tại hội nghị, Wang Hongguang, cựu phó chỉ huy quân khu Nam Kinh, cảnh báo chiến tranh có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên bất cứ lúc nào trong thời gian từ bây giờ đến tháng 3/2018, khi Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu tập trận chung thường niên.

"Đây là giai đoạn nguy hiểm cao", Wang nói. "Đông bắc Trung Quốc nên điều động các biện pháp phòng vệ".

Yang Xiyu, Viện nghiên cứu quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhận định tình hình bán đảo Triều Tiên đang tồi tệ nhất nửa thế kỷ.

Trung Quốc có thể đã bắt đầu chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Tuần trước, Jilin Daily, tờ báo chính thức của tỉnh Cát Lâm, giáp Triều Tiên, dành một trang để đăng lời khuyên cho người dân trong trường hợp xảy ra tấn công hạt nhân.

Tài liệu rò rỉ từ tập đoàn viễn thông quốc doanh Trung Quốc China Mobile cho thấy Trung Quốc còn đang thiết lập 5 trại tị nạn tại tỉnh Cát Lâm.

Zhu Feng, giáo sư Đại học Nam Kinh, cho rằng dù khả năng xảy ra chiến tranh nhỏ thế nào, Trung Quốc nên chuẩn bị về tâm lý và thực hành cho "một thảm họa xung đột hạt nhân hoặc nổ hạt nhân".

Theo ông Zhu, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không gặp phái viên Song Tao của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này tới Bình Nhưỡng tháng 11 là "làm bẽ mặt" Bắc Kinh.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gần đây tăng cao đáng kể, liên quan đến chương trình hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng và các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc. Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa Hwasong-15 thử nghiệm ngày 29/11 có tầm bắn bao phủ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi Trung Quốc và Nga tăng cường nỗ lực nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ông Tillerson từng nói Mỹ sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Triều Tiên nhưng sau đó đổi giọng, cho rằng Triều Tiên phải chấm dứt cách hành xử đe doạ.

Triều Tiên tuyên bố chương trình vũ khí của nước này là cần thiết để chống lại các kế hoạch xâm lược của Mỹ. Giáo sư Shi nhận định hy vọng hòa bình không thể dựa vào ông Kim hay ông Trump và Nga cùng Trung Quốc cần phối hợp để ngăn chiến tranh xảy ra.

 Theo VNE 

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.