Đức vạch trần mối nguy hiểm từ gián điệp mạng Trung Quốc

Cơ quan tình báo Đức cảnh báo Trung Quốc đang sử dụng mạng xã hội nhằm khai thác thông tin trái phép từ các quan chức, người dân Đức và hoài nghi về việc Trung Quốc muốn can thiệp vào chính trị Đức.

Ảnh minh họa: SLC
Ảnh minh họa: SLC

Cơ quan tình báo nội địa Liên bang Đức (BfV) ngày 10/12 công bố một bản danh sách các tài khoản mạng xã hội giả mạo, được cho là do cơ quan tình báo Trung Quốc lập nên nhằm thu thập thông tin về quan chức và chính trị gia Đức.

Bản báo cáo đã cảnh báo những đối tượng này về nguy cơ đánh mất thông tin quan trọng và có giá trị thông qua mạng xã hội.

“Tình báo Trung Quốc dường như hoạt động rất tích cực trên các mạng xã hội như LinkedIn và đang cố gắng tìm kiếm thông tin tình báo qua kênh này bao gồm thu thập dữ liệu về thói quen, sở thích, khuynh hướng chính trị của người dùng”, báo cáo viết.

Trong 9 tháng nghiên cứu, BfV cho biết họ ước tính có khoảng hơn 10.000 người Đức được cho là đã liên lạc và trở thành mục tiêu của tình báo Trung Quốc dưới vỏ bọc thành các nhà tư vấn, chuyên gia tuyển dụng hoặc các nhà nghiên cứu, chủ yếu thông qua mạng xã hội LinkedIn. BfV chia sẻ rằng con số trên có thể chưa dừng lại.

Những tài khoản xuất hiện trong báo cáo của BfV có đặc điểm chung là đều sử dụng những chức danh “hoành tráng”, những bức ảnh chụp cho thấy lối sống hào nhoáng, sang trọng của các đối tượng giả mạo. Tuy nhiên, các thông tin được các đối tượng cung cấp đều thiếu chính xác. Ví dụ như tài khoản của đối tượng Laeticia Chen, tự xưng là giám đốc Trung tâm Chính trị Quốc tế và Kinh tế Trung Quốc, sử dụng ảnh chụp từ các hãng thời trang làm ảnh hồ sơ cá nhân.

Nghiên cứu cho thấy thậm chí một số người Đức còn có liên hệ với những “chính trị gia và nhà ngoại giao cấp cao” của một số nước châu Âu. Điều này hoàn toàn không đúng với thực tế và BfV cảnh báo người dân Đức nên cẩn thận với các mối quan hệ trên mạng xã hội.

Cảnh báo của Đức tiếp tục dấy lên lo ngại từ tình báo Mỹ và Phương Tây về kế hoạch thu thập thông tin của Trung Quốc. Trước đó, Mỹ từng tỏ ra quan ngại vì nghi Trung Quốc dường như đang tuyển dụng công dân Mỹ làm gián điệp.

Theo Dân trí

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.