Khi nào Triều Tiên mới chấp nhận đàm phán với Mỹ?

Theo một viện nghiên cứu của Hàn Quốc, Triều Tiên chỉ đàm phán với Mỹ khi làm chủ được công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển.

Yonhap ngày 21/12 trích dẫn ý kiến nhận định của một cơ quan nhà nước của Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên có khả năng tìm kiếm đối thoại với Mỹ sau khi thử nghiệm thành công công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển - một yếu tố then chốt trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

khi nao trieu tien moi chap nhan dam phan voi my hinh 1
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng khi chứng kiến một vụ thử tên lửa thành công. Ành: KCNA

Theo Viện Ngoại giao và An ninh Hàn Quốc, Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 ít nhất một lần trong năm tới vì Bình Nhưỡng vẫn đang tìm cách hoàn thiện công nghệ để phát triển một tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân đủ khả năng tấn công lục địa Mỹ.

“Nếu Triều Tiên phóng tên lửa theo quỹ đạo chuẩn và công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển được xác nhận thì có khả năng Triều Tiên sẽ tìm kiếm các cuộc đàm phán về giải trừ quân bị với Mỹ trong tư cách của một quốc gia hạt nhân”, Viện Ngoại giao và An ninh Hàn Quốc cho biết trong dự báo về các vấn đề quốc tế năm 2018.

Triều Tiên hồi cuối tháng 11 vừa qua đã tiến hành thử tên lửa Hwasong-15 với tuyên bố cho rằng loại tên lửa mới này có đủ năng tấn công mọi vị trí trên lãnh thổ Mỹ. Cùng với việc phóng Hwasong-15, Bình Nhưỡng cho biết họ đã hoàn thành “lực lượng hạt nhân quốc gia”.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng Triều Tiên đã có thể hoàn toàn làm chủ công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển, cho phép một đầu đạn chịu được sức nóng và áp lực cực lớn khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất.

Theo Viện Ngoại giao và An ninh Hàn Quốc, Seoul và Washington sẽ không muốn đàm phán giải trừ quân bị với Bình Nhưỡng vì chấp nhận một cuộc đàm phán như vậy cũng đồng nghĩa với việc công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.

“Nhưng nếu Triều Tiên đi theo con đường hướng tới đàm phán, Hàn Quốc và Mỹ sẽ không thể dễ dàng tránh xa đề nghị đối thoại. Điều này sẽ khiến các đồng minh của họ có suy nghĩ tiêu cực về những việc phải làm”, viện nghiên cứu nhận định./.

Theo VOV

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.