"Gấu" Nga có sớm vượt qua "giá lạnh"?

(Baonghean) - Mùa Noel năm nay với người Nga cái lạnh thời tiết có lẽ không đáng sợ bằng cái “lạnh” rơi vào đáy sâu khủng hoảng kinh tế. Cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Kudrin cho rằng, Nga đã rơi vào khủng hoảng toàn diện và năm 2015 hàng loạt công ty vừa và nhỏ của Nga sẽ vỡ nợ, mức tín nhiệm tín dụng của Nga có thể sẽ rơi vào hạng “rác”. Còn Tổng thống Putin cũng dự báo khó khăn sẽ còn vây bủa Nga ít nhất trong vài năm nữa. Những ngày qua, thế giới đang chứng kiến Nga liên tiếp có những cú vùng vẫy thoát khỏi khó khăn một cách khó nhọc.
Người dân Nga đổ xô đi mua hàng hóa khi đồng ruble giảm giá. Ảnh internet
Người dân Nga đổ xô đi mua hàng hóa khi đồng ruble giảm giá. Ảnh internet
Về biện pháp tinh thần, có hai động thái “yên dân” của chính quyền Nga có thể nhận thấy rõ. Thứ nhất là cuộc họp báo ngày 18/12 của Tổng thống Putin. Cuộc họp báo này được cho là Putin đã dũng cảm đối mặt với khó khăn và vượt qua khó khăn bằng biện pháp mạnh là đối diện và xuyên qua chính nó. Với cách tổ chức không giới hạn thời gian, không giới hạn vấn đề của buổi họp báo, Putin đã phần nào trấn an được dư luận khi cảm thấy ở ông vẫn tràn đầy khí thế, sự tin tưởng vào đường lối mà ông đang dẫn dắt nước Nga. Tuy nhiên, người ta không khỏi có cảm giác rằng, nỗ lực của ông Putin cũng chỉ giải thích rằng khủng hoảng hiện nay không phải là hậu quả của việc Nga sáp nhập Crimea. Và việc khủng hoảng vì giá dầu mỏ giảm sâu kỷ lục cũng là biện pháp cần thiết để đa dạng hóa nền kinh tế Nga, giúp cho nền kinh tế Nga bớt lệ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Lý giải này cũng gần với câu chuyện “tái ông thất mã”, người Nga đang được vỗ về bằng tâm lý “trong rủi có may”. Thứ hai là người Nga đã chi cho mùa Giáng sinh 2014 một khoản kinh phí lớn khác thường để trang hoàng hình ảnh Nga thêm phần lộng lẫy, nhằm xua tan những “bóng tối ảm đạm và lạnh lẽo” của cuộc đại khủng hoảng về kinh tế mà nước Nga đang phải đối mặt. Tại Thủ đô Moscow, người ta đã chi tới 1,5 triệu USD để thắp sáng toàn thành phố. Và từ 27/12-8/1/2015, không chỉ ánh sáng, mà âm thanh rộn rã của những khúc ca Xuân sẽ được vang lên liên tục tại nhiều nhà hát ngoài trời, trên bốn đại lộ ở trung tâm Moscow. 
Cùng với các biện pháp nói trên, người Nga đã phải dùng đến những biện pháp mạnh để chặn đà suy thoái. Ngày 23/12, Chính phủ của Thủ tướng Medvedev đã “ép” các doanh nghiệp lớn bán bớt ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble đang lao dốc. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Nga như Gazprom và Rosneft phải bán bớt USD, “bơm” USD vào thị trường để giải cứu đồng ruble. Các doanh nghiệp lớn đã được yêu cầu phải giảm dự trữ ngoại tệ xuống mức thấp nhất, trước thời điểm ngày 1/10/2014. Chính phủ sẽ “ngồi lại” với các “đại gia” xuất khẩu để buộc họ phải thực hiện quy định trên trước ngày 1/3/2015, theo đó, ít nhất có 5 tập đoàn phải bán 1 tỷ USD mỗi ngày cho đến ngày 1/3. Ngay sau khi điều này được công bố, đồng rubel chẳng những hãm được đà tụt dốc, mà còn có dấu hiệu tăng 5,5% lên mức 1 USD đổi được 55,4 ruble. Đây quả là biện pháp hữu hiệu, bởi giá đồng ruble đã phục hồi khoảng 20% so với mức đáy 1 USD đổi được 80,1 ruble ngày 16/12.
Cùng với các biện pháp mạnh mẽ trong nước, Nga vừa đạt được những thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc cam kết giúp Nga trong hoàn cảnh khó khăn bằng cách tăng cường giao dịch thương mại bằng đồng nhân dân tệ với Nga. Với biện pháp này, Nga chấp nhận bị “nhân dân tệ hóa” về xuất nhập khẩu, và Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội này để phát huy ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ, thể hiện ảnh hưởng của vị trí cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. 
Như vậy, Nga đã có những cú vùng vẫy mạnh để thoát ra khỏi khó khăn và những vùng vẫy đó ít nhiều đã có hiệu quả. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho những quyết định buộc phải đưa ra trong hoàn cảnh bất lợi là không hề nhỏ, nhưng trong tình thế này, người Nga không còn lựa chọn nào mà không phải đánh đổi. Thậm chí, ngay cả lúc Nga đã đưa ra những biện pháp tình thế phải chịu sự trả giá, “ánh sáng cuối đường hầm” vẫn chưa đến với người Nga trên đường tìm kiếm lối thoát khỏi khó khăn. Giới phân tích dự báo rằng, kể cả khi đồng ruble có tăng giá trở lại, thì kinh tế Nga vẫn bết bát, nếu giá dầu thế giới vẫn tiếp tục giảm. Một khó khăn khác tiếp tục xuất hiện bên cạnh nước Nga là Quốc hội Ukraine vừa bỏ phiếu thông qua dự luật xóa bỏ trạng thái không liên kết, mở đường cho phép chính quyền Ukraina rộng cửa gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), điều mà Nga không hề mong muốn. Cùng với đó, ngày 19/12, điện Kremlin loan báo Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong un thăm chính thức Nga vào năm 2015, thì chỉ vài ngày sau tất cả các trang báo quốc tế đều đưa tin Bắc Triều Tiên đang phải trải qua vụ “rớt mạng” Internet tồi tệ nhất. Dù những thông tin này không thật sự liên quan nhiều đến nhau, nhưng cũng gợi nên những cảm giác không thật sự tốt đẹp đối với Nga lúc này.
Tuy nhiên, dù sao thì trước thềm năm mới, người ta vẫn nghĩ đến những điều tốt đẹp. Lúc này, đức tính vượt qua khó khăn của người Nga lại được nhớ đến và hình ảnh “gấu” Nga vượt qua “giá lạnh” để tồn tại lại hiện lên rõ nét hơn.
Chí Linh Sơn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.