Quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Nghệ An (Phần cuối)

(Baonghean.vn)- Ngày 13 tháng 10 năm 2015 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 58 /2015/QĐ, Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nội dung quy định như sau - Phần cuối (Tiếp Phần 1 đã đăng ngày 6/11 và Phần 2 đăng trên baonghean.vn ngày 8/11):

Mục 4

LẬP, THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ 
VÀ SUẤT ĐẦU TƯ TỐI THIỂU
Điều 28. Lập và thực hiện dự án tái định cư
Được thực hiện theo quy định tại Điều 85 Luật Đất đai và Điều 26 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, trong đó:
1. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và xây dựng hoàn thành dự án tái cư định theo quy định trước khi thu hồi đất.
2. Quy hoạch đất ở khu tái định cư được thực hiện theo nhiều mức diện tích khác nhau, phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được bố trí tái định cư. Diện tích tối thiểu không thấp hơn quy định tại khoản 1, Điều 29 Quy định này.
Điều 29. Về suất tái định cư tối thiểu
Được thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Đất đai và Điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, trong đó:
1. Về diện tích: Tại địa bàn thành phố Vinh, các thị xã, thị trấn và các xã ven biển là 50 m2; các địa bàn còn lại là 80 m2.
2. Giá đất là giá cụ thể để thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư do UBND tỉnh quyết định.
3. Suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền:
Bằng diện tích suất tái định cư quy định tại Khoản 1 Điều này nhân (x) với giá đất khu tái định cư của dự án được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Chương III
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC
Điều 30. Thông báo thu hồi đất; thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ giúp việc
1. UBND cấp huyện thực hiện Thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai và giao trách nhiệm cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Việc thực hiện Thông báo thu hồi đất cho người sử dụng đất trong phạm vi thu hồi biết trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Trường hợp người sử dụng đất trong phạm vi thu hồi đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn trên thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn nêu trên.
2. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm:
a) Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện trước khi thực hiện Thông báo thu hồi đất (trường hợp chưa có Trung tâm phát triển quỹ đất).
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm:
- Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ đầu tư - Uỷ viên thường trực;
- Đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch (hoặc Phòng Tài chính) cấp huyện - Ủy viên;
- Đại diện Phòng Công Thương hoặc Phòng Quản lý đô thị- Ủy viên;
- Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi - Ủy viên;
- Đại diện của những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất (từ một đến hai người);
- Một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cho phù hợp với thực tế của từng dự án và địa phương mình quản lý.
b) Thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nhiệm vụ giúp Hội đồng triển khai thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định (trường hợp thấy cần thiết).
Điều 31. Trình tự lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày được giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:
a) Phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi và các tổ chức có liên quan để xây dựng Kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng trình UBND cấp huyện phê duyệt theo quy định.
b) Phối với Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND cấp huyện có tờ trình, kèm theo hồ sơ đề nghị xác định giá đất bồi thường cụ thể nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, tiến hành xác định mục đích định giá đất cụ thể, xây dựng phương án giá đất trình UBND tỉnh. 
Sau khi nhận được Văn bản và hồ sơ có liên quan của Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thực hiện theo quy chế của Hội đồng.
2. Tổ chức họp dân, công bố công khai.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi tổ chức họp dân, công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cấp xã; niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.
Thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng.
a) Nội dung công khai:
- Thông báo thu hồi đất;
- Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ giúp việc cho hội đồng (nếu có);
- Kế hoạch chi tiết thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND cấp huyện phê duyệt;
- Các quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Trích đo, trích lục hoặc trích lục, đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu vực thu hồi đất;
- Các tài liệu khác có liên quan việc thu hồi đất.
b) Phát mẫu tự khai của tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng (có mẫu kèm theo);
c) Thu thập các giấy tờ liên quan về đất nếu có.
3. Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm hiện trạng
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất và lập biên bản kiểm tra hiện trạng (có mẫu kèm theo).
Biên bản kiểm tra hiện trạng được lập thành nhiều bản đáp ứng yêu cầu lập, thẩm định và phê duyệt phương án hỗ trợ và tái định cư; trong đó: 01 bản giao cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất thu hồi; 01 bản lưu tại UBND cấp xã nơi có đất thu hồi; 01 bản lưu tại Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng; 01 bản lưu tại UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án;
Thời gian thực hiện không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức công khai.
b) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất bị thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu cần thiết). Thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm hiện trạng
5. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã để xác định vị trí lô đất (thửa đất) ở đối với các trường hợp bồi thường bằng đất ở (nếu có).
6. Lập và niêm yết, công bố công khai Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo quy định.
a) Về lập Dự thảo phương án.
Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ khi hoàn thành việc kê khai, kiểm kê, xác định nguồn gốc đất đai, lấy ý kiến xác nhận dân cư, các cơ quan liên quan và xác định vị trí lô đất (thửa đất) ở bồi thường; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm lập Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi dự án.
Nội dung chính của Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng tổ chức bị ảnh hưởng gồm:
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư;
- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
- Việc di dời mồ mả.
b) Niêm yết, công khai dự thảo Phương án
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi:
- Tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân bị thu hồi đất;
- Niêm yết công khai Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn ít nhất 20 ngày (trừ các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).
Việc tổ chức lấy ý kiến và niêm yết công khai Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được lập thành biên bản, có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi. Biên bản phải ghi rõ số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác của người bị thu hồi đất đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
c) Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc niêm yết công khai dự thảo phương án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trên cơ sở ý kiến của người bị ảnh bởi thu hồi đất, căn cứ quy định hiện hành; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh lại các Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trường hợp có nhiều ý kiến không đồng ý hoặc chưa quy định rõ, ý kiến giải quyết khác nhau thì xin ý kiến UBND cấp huyện trước khi hoàn chỉnh về dự thảo các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trường hợp cần thiết thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có đất để tổ chức đối thoại với nhân dân trước khi trình thẩm định và phê duyệt theo quy định.
Điều 32. Hồ sơ, trình tự thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Hồ sơ, gồm:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nộp Tờ trình đề nghị thu hồi đất, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quy định này, kèm theo:
a) Bảng tổng hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; gồm: Giá trị bồi hường thiệt hại của các loại đất; giá trị bồi thường thiệt hại nhà, công trình; giá trị bồi thường thiệt hại mồ mả; giá trị bồi thường thiệt hại cây cối, hoa màu, mặt nước nuôi trồng thủy sản, vật nuôi khác; giá trị bồi thường, hỗ trợ khác; các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải khấu trừ vào tiền bồi thường hỗ trợ về đất.
b) Bảng tổng hợp về diện tích, loại đất; số thửa, tờ bản đồ; nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất;
c) Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; kèm theo hồ sơ:
- Bản tự kê khai đất, tài sản của chủ sử dụng;
- Biên bản kiểm kê và biên bản bồi thường thiệt hại tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB;
- Bản sao giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản trên đất. Nếu không có giấy tờ hợp lệ phải có văn bản xác định nguồn gốc, thời gian sử dụng đất của UBND cấp xã theo quy định;
- Các giấy tờ khác liên quan (nếu có).
d) Biên bản họp lấy ý kiến của các hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất;
đ) Văn bản thông báo thu hồi đất của UBND cấp huyện;
e) Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có);
g) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc văn bản chấp thuận dư án đầu tư của cấp thẩm quyền;
k) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích lục đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu đất thu hồi (đối với khu vực đã có bản đồ địa chính) hoặc trích đo địa chính khu đất (đối với khu đất thu hồi chưa có bản đồ địa chính);
h) Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể của UBND tỉnh;
l) Các hồ sơ khác liên quan (nếu có).
2. Trình tự thẩm định và phê duyệt
a) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ các cơ quan chuyên môn: Tài nguyên và môi trường, xây dựng, tài chính và các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định và gửi văn bản về cơ quan tài nguyên và Môi trường; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
b) Trong  thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan; cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Trường hợp không phải chỉnh sửa lại Phương án thì trình UBND cùng cấp ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Quy định này (đối với các trường hợp không phải chỉnh sửa phương án);
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND cùng cấp ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 
- Trường hợp phải chỉnh sửa lại phương án thì Thông báo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp phải chỉnh sửa lại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
 Trong  thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nộp lại hồ sơ; cơ quan Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Quy định này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND cùng cấp ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong cùng một ngày.
Điều 33. Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng
1. Trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và Nhà văn hóa khu dân cư nơi có đất bị thu hồi:
- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt
- Văn bản thông báo cụ thể về: thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian nhận đất tái định cư; thời hạn bàn giao mặt bằng.
Đồng thời gửi Quyết định phê duyệt kèm theo phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất bị thu hồi.
2. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí đất ở được bồi thường.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBND cấp thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi; đồng thời phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã để bàn giao đất đối với trường hợp được bồi thường bằng đất và lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận theo quy định.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo Phương án được duyệt, thực hiện bàn giao mặt bằng và bàn giao bản gốc  giấy tờ về nhà, đất Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận theo quy định.
4. Trường hợp sau khi đã được vận động, thuyết phục mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất vẫn cố tình không nhận tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ, không nhận đất được bố trí tái định cư và không chấp hành việc bàn giao đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã và Mặt trận Tổ quốc cấp xã lập biên bản và chuyển số tiền bồi thường, hỗ trợ phải chi trả này vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật đất đai.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 34. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân bị thu hồi đất.
a) Kê khai đúng, đầy đủ và nộp bản tự khai theo quy định;
b) Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các cơ quan nhà nước, Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong công tác điều tra, phúc tra, xác minh số liệu làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định;
d) Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành;
e) Khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, người có đất bị thu hồi có trách nhiệm nộp (bản gốc) các giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất không bị thu hồi.
2. Tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất (Chủ đầu tư).
a) Chủ động phối hợp với Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng và UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và kinh phí cho tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b) Sau khi được bàn giao đất, tiến hành sử dụng đất đúng mục đích, đầu tư đúng tiến độ theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng:
a) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chủ trì lập và trình các cấp, các ngành thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định;
b)  Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, sự phù hợp   với chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức họp dân, niêm yết công khai kế hoạch chi tiết bồi thường, giải phóng mặt bằng, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các văn bản khác liên quan đến thu hồi đất. Hướng dẫn, giải đáp những ý kiến thắc mắc, góp ý của người bị thu hồi đất và nhân dân liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Niêm yết công khai và chuyển quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt kèm phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết đã được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt cho người bị thu hồi đất;
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.
a) Chủ trì phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động người bị thu hồi nhà đất chấp hành chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất của Nhà nước;
b) Phối hợp với Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng: Điều tra, xác minh số liệu làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ; tổ chức công bố, niêm yết công khai phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư  đã phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác nhận các nội dung:
- Tình trạng sử dụng đất của người bị thu hồi đất, mục đích sử dụng đất, loại đất, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; tài sản trên đất.
- Xác minh về hộ khẩu, nhân khẩu cư trú tại nơi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân;
d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đúng các quy định trong trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Quy định này.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thị xã.
a) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện, tiến độ và kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn; thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền;
b) Phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết, dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thuộc thẩm quyền;
c) Thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư tại địa phương và giao đất tại khu tái định cư theo đúng quy định;
d) Thu hồi giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi cả thửa đất; chỉ đạo chỉnh lý hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần diện tích của thửa đất theo thẩm quyền;
e) Phân công nhiệm vụ cụ thể, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các phòng  trực thuộc, UBND cấp xã và các cán bộ, công chức để thực hiện;
g) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại theo quy định.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Hội đồng thẩm định giá cấp tỉnh để UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể theo quy định.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở hồ sơ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập; phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cơ quan liên quan giải quyết những vướng mắc về đất đai;
c) Hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện tổ chức giao đất, cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân tại khu tái định cư;
d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, hoàn chỉnh các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng theo quy định đối với tổ chức phải di chuyển đến địa điểm mới do bị thu hồi đất;
e) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện quy định này.
7. Sở Tài chính. 
a) Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng đơn giá và hướng dẫn thực hiện bồi thường, hỗ trợ cây cối, hoa màu, vật nuôi là thủy sản trên đất có mặt nước và 
mồ mả; phối hợp với UBND cấp huyện, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng và các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi trên đất có mặt nước;
b) Phối hợp với các ngành liên quan giải quyết vướng mắc trong xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại và chính sách hỗ trợ;
c) Chịu trách nhiệm thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở hồ sơ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập về các nội dung: bồi thường, hỗ trợ đối với cây cối, hoa màu và vật nuôi trên đất có mặt nước; chi phí đầu tư vào đất còn lại và chính sách hỗ trợ; kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Hội đồng thẩm định giá cấp tỉnh để UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể theo quy định.
8. Sở Xây dựng.
a) Chủ trì xây dựng đơn giá và hướng dẫn thực hiện bồi thường hỗ trợ đối với tài sản trên đất là các công trình xây dựng, nhà cửa, vật kiến trúc; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng và các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với các công trình xây dựng, nhà cửa, vật kiến trúc.
b) Chịu trách nhiệm thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở hồ sơ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập đối với tài sản trên đất là các công trình xây dựng, nhà cửa, vật kiến trúc.
c) Chỉ đạo UBND cấp huyện lập quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư theo quy định hiện hành.
d) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng các khu tái định cư theo quy định hiện hành.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập và thực hiện các dự án xây dựng khu tái định cư; cân đối và điều chỉnh nguồn vốn ngân sách địa phương đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và nhu cầu xây dựng khu tái định cư.
10. Cục Thuế: Xác nhận hoặc chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện, thành phố, thị xã xác nhận mức thu nhập sau thuế của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh  nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất kinh doanh do bị thu hồi đất để làm cơ sở tính mức hỗ trợ ổn định sản xuất;  Phối hợp các cơ quan liên quan, tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xác định và thu, nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giải quyết các vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với tài sản là cây cối, hoa màu, vật nuôi  và chi phí đầu tư vào đất nông nghiệp còn lại;
12. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hướng dẫn việc lập, thực thực phương án đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất.
13. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có trách nhiệm chấp hành đầy đủ và đúng thời gian về thu hồi đất theo quy định của Nhà nước. Trường hợp không thực hiện đúng quy định hoặc có hành vi chống đối, lôi kéo người khác tham gia việc không chấp hành các quy định bồi thường thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức và cá nhân tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm chấp hành đúng các chế độ chính sách, trình tự, thủ tục quy định của Nhà nước trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
15. Xử lý một số vấn đề phát sinh trước ngày Quy định này có hiệu lực:
a) Đối với trường hợp phát sinh trước ngày 1/7/2014 được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP;
b) Đối với các trường hợp phát sinh từ ngày 01/7/2014 đến ngày Quy định này có hiệu lực thì được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT và Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND số 54/2014/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh;
c) Trường hợp đang chi trả hoặc đã có thông báo gửi đến từng đối tượng chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt trước ngày Quy định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo phương án được duyệt;
d) Trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực, nhưng có giá trị giá trị bồi thường, hỗ trợ thấp hơn theo quy định tại Quyết định này, thì được điều chỉnh theo chính sách tại Quyết định này;
e) Đối với trường hợp đã lập hồ sơ theo quy định của Luật đất đai 2003 thì không yêu cầu lập lại, nhưng về chính sách phải phù hợp với quy định của Luật đất đai 2013.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh  giải quyết theo quy định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
                                                            KT. CHỦ TỊCH
                                                            PHÓ CHỦ TỊCH
                                                       Đinh Viết Hồng
Bạn đọc quan tâm có thể download bản đầy đủ tại đây: 

Quyết định bồi thường thu hồi đất.doc

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.