Quy hoạch Điện VIII – tiền đề phát triển nguồn năng lượng tái tạo bền vững tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Một trong những điểm nhấn của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5 vừa qua là ưu tiên phát triển mạnh năng lượng tái tạo; “mở đường” cho xu hướng sử dụng điện mặt trời mái nhà thời gian tới.

bna_ ảnh Đức anh.jpg
Quy hoạch Điện VIII xác định ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng. Ảnh tư liệu: Đức Anh

Ưu tiên phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo

Hướng tới mục tiêu đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, ưu tiên phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030.

Mục tiêu là hướng tới đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP). Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Bên cạnh đó, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)…

bna_ảnh tư liệu.jpg
Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.Ảnh tư liệu: Đức Anh

Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050.

Là đất nước cận nhiệt đới, Việt Nam được xác định dồi dào tiềm năng điện mặt trời, với khoảng 963.000 MW. Từ nay đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất 168.594 - 189.294 MW, sản xuất 252,1-291,5 tỷ kWh.

Quy hoạch Điện VIII xác định ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.

Tạo đà phát triển điện mặt trời mái nhà

Trong những năm gần đây, sau “cơn sốt” điện mặt trời tại Việt Nam vào năm 2019 và 2020, hiện nhiều nhà dân và doanh nghiệp tại Nghệ An đang sử dụng hệ điện mặt trời mái nhà; đánh giá cao lợi ích thiết thực của nguồn năng lượng sạch này mang lại trong sinh hoạt và sản xuất.

bna_ lắp điện mặt trời.jpg
Nhiều nhà dân, doanh nghiệp tại Nghệ An sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà do Công ty CP Hekinan lắp đặt. Ảnh: P.V

Sau khi lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà bởi Công ty cổ phần Hekinan, không gian sống và làm việc của gia đình ông Đậu Trung Thông ở phường Hưng Dũng, TP. Vinh mát mẻ hơn nhiều. Dù trong năm nay có nhiều lần mất điện nhưng gia đình ông không phải lo lắng thiếu điện sinh hoạt mà còn tiết kiệm được hàng triệu đồng tiền điện mỗi tháng.

Còn hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty TNHH Thiên Ý (Nam Giang, Nam Đàn) đã góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Khắc Dương- Giám đốc công ty cho biết: "Nhờ sử dụng hệ thống điện mặt trời mà công ty chúng tôi đã tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, từ đó gia tăng doanh thu hàng năm. Ngoài ra, lợi ích khác là chúng tôi có thể tự sản xuất năng lượng tự nhiên đảm bảo hoạt động mà không còn phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường".

bna_ đvcc.jpg
Điện mặt trời Hekinan - đơn vị nhập khẩu, phân phối và lắp đặt hệ thống điện mặt trời hàng đầu Việt Nam, triển khai nhiều dự án điện mặt trời quy mô lớn tại các nhà máy và doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: ĐVCC

Quy hoạch Điện VIII với những chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tiếp tục tạo đà phát triển điện mặt trời mái nhà thời gian tới. Là nhà cung cấp hệ thống điện mặt trời mái nhà hàng đầu tại Nghệ An, thời quan qua, Công ty cổ phần Hekinan góp phần đáng kể trong thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng sạch với các dự án điện mặt trời quy mô lớn tại các nhà máy và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; góp phần tiết kiệm chi phí sử dụng điện, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo môi trường bền vững.

bna_ Hekinan lắp công trình lớn.jpg
Công ty cổ phần Hekinan góp phần đáng kể trong thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường. Ảnh: P.V

Ông Hoa Văn Dương- Giám đốc kỹ thuật, Công ty cổ phần Hekinan nhận định: Chính sách ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà theo Quy hoạch Điện VIII là bước tiến vững chắc của Việt Nam trong việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Điện mặt trời đã và đang chứng tỏ tầm quan trọng và tất yếu của nó trong xây dựng một Việt Nam sạch, an toàn và bền vững cho thế hệ tương lai.

Tôi tin rằng, trong tương lai gần, sử dụng điện mặt trời mái nhà sẽ là xu hướng tất yếu; số lượng công trình điện mặt trời tại Nghệ An sẽ tiếp tục gia tăng, từ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đến các nhà máy quy mô lớn. Công ty Hekinan luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh đồng hành với người dân và đóng góp tích cực vào thực hiện mục tiêu tập trung phát triển nguồn năng lượng tái tạo bền vững của đất nước./.

ĐIỆN MẶT TRỜI HEKINAN

Đơn vị nhập khẩu, phân phối và lắp đặt hệ thống điện mặt trời hàng đầu Việt Nam

Hotline: 02386.293.293

Page: Điện mặt trời Hekinan

website:http://hekinansolar.vn/

Add: 30 Trần Đăng Dinh, Khối 13, P.Trung Đô, TP. Vinh

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.