Rằm tháng Bảy giữa đại dịch Covid - 19

(Baonghean.vn) - Từ xưa Rằm tháng Bảy đi vào tâm thức của người Việt như một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Năm nay, trong điều kiện dịch bệnh Covid- 19 đang diễn biến phức tạp, việc đón Rằm, ăn Rằm của người dân trong tỉnh đã có nhiều thay đổi.

Thực hiện nghiêm phòng chống dịch

Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong dịp lễ Vu Lan – Rằm tháng Bảy, các địa phương đã ra nhiều văn bản hướng dẫn người dân tổ chức đón Rằm, ăn Rằm phù hợp với tình hình mới với quy mô gọn nhẹ, không tổ chức tập trung đông người, đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch.

Đường quê vắng lặng trong ngày Rằm tháng 7 ở xã Võ Liệt, Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Đường quê vắng lặng trong ngày Rằm tháng 7 ở xã Võ Liệt, Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư

Anh Đậu Văn Thắng, Bí thư Đoàn xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) cho biết:  Năm nay, trên địa bàn có 1 ca nhiễm Covid – 19, tình hình phức tạp, việc đón Rằm của người dân cũng khác hơn. Các gia đình ở đây chỉ mua sắm, chuẩn bị lễ vật, thắp hương theo phong tục cổ truyền, không tổ chức rình rang như mọi năm. Không khí ngày Rằm ở làng biển im ắng trong nỗi lo dịch bệnh.

Với người dân quê lúa Yên Thành, việc đón Rằm năm nay cũng không ngoại lệ, anh Nguyễn Đại Phước ở xã Bắc Thành cho biết: Trên địa bàn xã hiện đang lập nhiều chốt phòng dịch, riêng xóm 4 nơi tôi ở có tới 9 điểm chốt. Những ngày này, tôi và mẹ đều tham gia trực chốt trong xóm, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chỉ thị 16 trên địa bàn – anh Phước chia sẻ.

Mâm ngũ quả cúng gia tiên cây nhà lá vườn tại xã Khánh Sơn (Nam Đàn). Ảnh: Huy Thư
Mâm ngũ quả cúng gia tiên cây nhà lá vườn tại xã Khánh Sơn (Nam Đàn). Ảnh: Huy Thư

Tại huyện miền núi Thanh Chương, việc đón Rằm, ăn Rằm tháng 7 cũng được tổ chức nội bộ. Ông Hoàng Phi Hùng ở xã Võ Liệt cho biết: Năm trước con cháu về đông vui chuẩn bị thực phẩm nhiều, nay mỗi mình tôi ở nhà thì chuẩn bị ít, nhưng cũng làm đầy đủ 2 mâm cỗ lễ để cúng gia tiên đúng theo nghi thức truyền thống.

Việc tổ chức lễ tế ở nhà thờ họ cũng như cúng tế, dâng hương ở các di tích trên địa bàn đã được UBND huyện Thanh Chương quy định chặt chẽ. Tại các nhà thờ họ không tổ chức tế lễ, chỉ bố trí người đại diện đến thắp hương. Các di tích, các điểm thờ tự trong huyện đóng cửa cho đến khi có thông báo mới, ngày Rằm tháng 7, ban quản lý di tích chỉ cử 1 người đến thắp hương.

Bàn thờ đơn sơ cúng Rằm tháng 7 ở một nhà thờ họ. Ảnh: Huy Thư
Bàn thờ đơn sơ cúng Rằm tháng 7 ở một nhà thờ họ. Ảnh: Huy Thư

Ông Trần Hồng Phong (74 tuổi) ở xã Đại Đồng chia sẻ: Họ Trần chúng tôi có gần 1000 nhân khẩu, những năm trước, mỗi dịp Rằm tháng 7, tổ chức tế tổ đông vui, nay thực hiện đúng công văn của huyện, ngày Rằm chỉ có tôi – trưởng ban họ tộc đến dâng hương.

Được  biết, trên địa bàn huyện Thanh Chương hiện đã có 9 ca nhiễm Covid 19, tất cả đều từ miền Nam về và đã được cách ly ngay khi đặt chân đến quê nhà. Trong quá trình thực hiện chỉ thị 16, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch từ huyện đến cơ sở cùng lực lượng chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để bà con nhân dân thực hiện tốt chỉ thị. Đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm.

Một âm cơm cúng ngày Rằm mùa dịch ở Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Một âm cơm cúng ngày Rằm mùa dịch ở Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Ông Trần Võ Hiệp – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đồng cho biết: “Xã thành lập 2 tổ tuần tra, riêng lực lượng Ban công an trực 100% quân số 24/24h, nhằm tuần tra, kiểm soát và nhắc nhở nhân dân thực hiện nghiêm chỉ thị 16; xử lý dứt điểm các trường hợp cố tình vi phạm. Đêm 14 và ngày 15/7 âm lịch, anh em tuần tra thường xuyên, đột xuất, liên tục. Tập trung chủ yếu việc thực hiện các quy định trong thời gian áp dụng chỉ thị 16, kiểm tra việc chấp hành tại các nhà thờ của các dòng họ trong việc tổ chức lễ Vu lan Rằm tháng 7. Giám sát nghiêm túc đối với các công dân đang cách ly tại nhà… Với quyết tâm cao, hành động quyết liệt vì sự an toàn chung của cộng đồng.
Giữ gìn phong tục trong tình hình mới 
Bàn thờ Rằm tháng 7 của một gia đình tại TP Vinh. Ảnh: Nguyễn Hữu
Bàn thờ Rằm  tháng 7 của một gia đình tại TP Vinh. Ảnh: Nguyễn Hữu
Năm nay, người dân các địa phương trong tỉnh tổ chức đón Rằm khi quê hương đang thực hiện chỉ thị 15,16 của Thủ tướng Chính phủ, từ phố đến quê, từ miền ngược đến miền xuôi, những chợ dân sinh, những con đường liên xã, liên huyện im lìm vắng lặng…
Các gia đình tự tổ chức đón Rằm, ăn Rằm trong khuôn khổ nội tại. Một không gian Rằm tháng 7 đặc biệt nhất từ trước tới nay đang hiện hữu trên khắp các miền quê xứ Nghệ.
Thực hiện quy định nhà thờ họ chỉ có 1 - 2 người dâng hương dịp Rằm tháng 7. Ảnh: Huy Thư
Thực hiện quy định nhà thờ họ chỉ có 1 - 2  người dâng hương dịp Rằm tháng 7. Ảnh: Huy Thư

Anh Nguyễn Văn Hữu ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho hay: Trên địa bàn có 2 ca nhiễm Covid- 19, các cấp chính quyền tập trung cho mặt trận chống dịch, hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Việc đón Rằm được các gia đình tổ chức đơn giản, mang tính nghi thức, thủ tục truyền thống là chủ yếu.

Ngày lễ Vu Lan - Rằm tháng Bảy mùa dịch, nhìn chung người dân ở các địa phương đều chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch, nhưng đâu đó vẫn còn một số công dân thực hiện chưa nghiêm chỉ thị 15, 16 đã bị các lực lượng chức năng nhắc nhở, thậm chí bị phạt nặng để răn đe mọi người.

Một gia đình ở xã Thanh Phong (Thanh Chương) nấu bánh chưng dịp Rằm tháng Bảy trao tặng lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch tại địa phương. Ảnh: Huy Thư
Một gia đình ở xã Thanh Phong (Thanh Chương) nấu bánh chưng dịp Rằm tháng Bảy trao tặng lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch tại địa phương. Ảnh: Huy Thư

Với khẩu hiệu “ai ở đâu thì ở yên đó”, “chống dịch như chống giặc”, việc đón Rằm tháng Bảy năm nay với nhiều người con xa quê, ở cả trong và ngoài nước cũng khác mọi năm.

Tại TP Vinh, nhiều người ở lại phố phường làm mâm cỗ đón Rằm nơi phòng trọ... Anh Nguyễn Hữu Hùng (35 tuổi) quê Thanh Chương chia sẻ: “Lần đầu tiên trong đời tôi đón một Rằm tháng Bảy xa nhà. Sáng nay vợ chồng tôi tự tay làm mâm cỗ cúng đơn sơ. Trong căn nhà nhỏ ở  TP Vinh, tôi tự soạn và đọc lời văn khấn thổ thần và cúng vọng ông bà, tổ tiên, cầu mong các cụ phù hộ độ trì cho sức khỏe bình an, dịch bệnh sớm tiêu trừ, tai qua nạn khỏi…".

Các lực lượng chức năng xã Thanh Đồng (Thanh Chương) sẵn sàng làm nhiệm vụ phòng chống dịch. Ảnh: Huy Thư
Các lực lượng chức năng xã Thanh Đồng (Thanh Chương) sẵn sàng làm nhiệm vụ phòng chống dịch. Ảnh: Huy Thư

Rằm tháng Bảy – Tết Trung nguyên – lễ Vu Lan báo hiếu là ngày để mọi người hướng về nguồn cội, gia đình, quê hương, dòng tộc với tình cảm thiêng liêng. Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc làm Rằm, ăn Rằm tháng Bảy của người dân các địa phương trong tỉnh đã phải thay đổi ít nhiều, về quy mô, cách thức để phù hợp với tình hình mới, vừa góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa, vừa bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh, an toàn cho mọi người, cho gia đình và cộng đồng xã hội.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.