Rào cản với tham vọng tàu ngầm "tự sát" không người lái của Trung Quốc

Việc thiếu sự kiểm soát của con người và nguy cơ về sự cố ngoại giao có thể cản trở chương trình tàu ngầm không người lái Trung Quốc.
Rào cản với tham vọng tàu ngầm "tự sát" không người lái của Trung Quốc ảnh 1

Tàu ngầm Trung Quốc tham gia diễn tập năm 2012. Ảnh: USNI.

Quân đội Trung Quốc đang phát triển tàu ngầm không người lái cỡ lớn trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) để làm nhiệm vụ trinh sát, rải thủy lôi và tấn công tự sát. Giới nghiên cứu nước này cho rằng chúng có thể thách thức ưu thế của hải quân Mỹ tại các khu vực chiến lược như Biển Đông và Tây Thái Bình Dương khi được biên chế đầu thập niên 2020, SCMP ngày 23/7 đưa tin.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tham vọng chế tạo tàu ngầm mang AI của Bắc Kinh sẽ gặp không ít trở ngại, ngăn cản nước này xây dựng đội tàu ngầm hoàn toàn tự động để đối đầu với hải quân Mỹ trong tương lai gần.

Các cường quốc quân sự từng phát triển phương tiện lặn không người lái (UUV) từ giữa thập niên 1960, nhưng phần lớn những tàu lặn này đều cần có người kiểm soát từ chiến hạm mặt nước hoặc tàu ngầm mẹ.

Việc duy trì quyền điều khiển UUV từ xa trong lòng biển luôn gặp nhiều khó khăn, ngay cả trong điều kiện thời tiết tốt nhất. Trung Quốc dường như tìm cách khắc phục nhược điểm này bằng việc trang bị trí tuệ nhân tạo cho tàu ngầm, giúp chúng có thể tự tính toán phương án hoạt động và tác chiến, loại bỏ sự phụ thuộc vào con người và điều kiện tự nhiên.

Dù vậy, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn với một tàu ngầm hoàn toàn tự động, không chịu sự điều khiển của con người. Hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể mất kiểm soát, không thực hiện những mệnh lệnh ban đầu. Điều này khiến nó có thể tung đòn tấn công vào tàu cá, tàu buôn hoặc cá voi, thậm chí là tàu chiến đồng minh, thay vì chỉ tập trung tiêu diệt chiến hạm đối phương.

Rào cản với tham vọng tàu ngầm "tự sát" không người lái của Trung Quốc ảnh 2

Tàu lặn Mỹ bị Trung Quốc bắt giữ hồi cuối năm 2016. Ảnh: USNI.

Ngay cả khi khắc phục được hạn chế về khả năng tự xử lý của trí tuệ nhân tạo, tàu ngầm tự động của Trung Quốc có thể vấp phải rào cản về pháp lý khi chúng trở nên phổ biến, tương tự tranh cãi về các quy định luật pháp điều chỉnh hoạt động của những chiếc máy bay không người lái (UAV) hiện nay.

Ngoài ra, hoạt động của những chiếc tàu ngầm không người lái này trên vùng biển quốc tế có thể gây ra những tranh cãi về ngoại giao. Điều này từng xảy ra vào năm 2016, khi hải quân Trung Quốc thu giữ một tàu lặn không người lái của Mỹ hoạt động trên Biển Đông. Sự việc khiến hai nước xảy ra căng thẳng, trước khi Bắc Kinh đồng ý trả UUV cho Washington.

"Một hạm đội tàu ngầm chiến đấu không người lái di chuyển trên khắp các đại dương có khả năng gây ra những sự cố ngoại giao, đòi hỏi Trung Quốc phải đặc biệt cẩn trọng khi phát triển chúng", nhà phân tích Brad Howard nhận định.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.