Rau dền, 'siêu' protein nhưng ai không nên ăn?
Chỉ vài ngàn đồng một mớ rau dền nhưng giá trị dinh dưỡng của rau dền lại rất đặc biệt với sức khỏe, tuy nhiên loại rau này lại không phù hợp với một nhóm người.
Cả hạt và lá rất bổ dưỡng, có hàm lượng vitamin, khoáng chất trong lá khá giống rau bina. Hạt rau dền là một loại protein hoàn chỉnh và không chứa gluten.
Một đánh giá năm 2017 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng Phân tử Hoa Kỳ chỉ ra rằng các protein có trong rau dền có chất lượng dinh dưỡng đặc biệt cao do sự cân bằng vượt trội của các acid amin thiết yếu. Thêm vào đó, các chất phytochemical có trong rau dền góp phần vào tác dụng và chống viêm, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1. Lợi ích dinh dưỡng của rau dền
Rau dền được biết đến với thành phần dinh dưỡng đặc biệt, chứa nhiều protein, chất xơ, nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nhờ có các acid amin thiết yếu, rau dền trở thành nguồn protein hoàn chỉnh. Rau dền cũng rất giàu sắt, magie, phốt pho và kali.
Theo nghiên cứu của Coelho và cộng sự năm 2018, hạt rau dền cũng có giá trị dinh dưỡng cao vì chúng có thành phần acid amin cân bằng, đặc biệt là lysine và methionine, những chất thường bị thiếu ở các loại ngũ cốc khác. Hơn nữa, chúng có thể tạo ra các peptide hoạt tính sinh học trong quá trình tiêu hóa ở đường tiêu hóa, điều này có lợi cho sức khỏe con người.
Protein rau dền được coi là một loại protein hoàn chỉnh không chứa gluten và có thành phần acid amin cân bằng. Protein rau dền rất giàu peptide hoạt tính sinh học và các sản phẩm thủy phân của nó đã được chứng minh là có tiềm năng ngăn ngừa một số bệnh như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Protein rau dền có nhiều albumin, glutenin, globulin, tuy nhiên sự thay đổi hàm lượng albumin và glutenin phụ thuộc vào địa lý và sự đa dạng của rau dền.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, protein rau dền hiện được sử dụng trong thực phẩm tăng cường dinh dưỡng, thực phẩm không chứa gluten và màng làm từ protein thực phẩm. Do đặc tính dinh dưỡng và chức năng tuyệt vời của nó, protein rau dền đã cho thấy tiềm năng lớn trong thực phẩm chức năng và các sản phẩm tương tự thịt.
Rau dền không chỉ bổ dưỡng mà còn không chứa gluten tự nhiên, khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người có chế độ ăn kiêng hạn chế. Hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Rau dền còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt, giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm.
Ngoài ra, dầu rau dền là một nguồn giàu acid béo không bão hòa và chất chống oxy hóa có giá trị. Hạt rau dền là nguồn cung cấp sắt, lượng sắt rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Rau dền rất bổ dưỡng, dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng gần đúng cho 100 g rau dền nấu chín:
Lượng calo: 102 Chất đạm: 3,8 g Carbohydrate: 19,7 g Chất xơ: 2 g Chất béo: 1,6 g Canxi: 159 mg Sắt: 2,1 mg Magie: 65 mg Phốt pho: 140 mg Kali: 135 mg Vitamin C: 1,9 mg Folate: 82 microgam Một lượng nhỏ vitamin A và K.
2. Ai không nên ăn rau dền?
Lưu ý, rau dền có nhiều đạm vì vậy không nên ăn quá nhiều trong một bữa để tránh khó chịu, đầy bụng.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), một số nhóm người sau không nên ăn rau dền:
Người có cơ địa hàn
Rau dền có tính hàn, do đó những người có cơ địa hàn nếu ăn rau dền có thể làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy, lạnh bụng, đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị tiêu chảy mạn tính, người đi ngoài lỏng
Rau dền có tính hàn, có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy, đi ngoài lỏng.
Người bị bệnh sỏi thận, , bệnh gout
Rau dền chứa hàm lượng , hợp chất này có thể kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành sỏi thận, làm bệnh sỏi thận nặng thêm.
Ngoài ra, acid oxalic còn cản trở quá trình hấp thu canxi và kẽm, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp. Do đó, người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gout nên hạn chế ăn rau dền.
Về cơ bản không có mâu thuẫn nào liên quan đến việc tiêu thụ rau dền. Tuy nhiên, do có một lượng acid oxalic, rau dền có thể làm phức tạp quá trình đồng hóa kẽm trong cơ thể, cũng như canxi và các khoáng chất khác. Vì vậy, rau dền không được khuyến khích cho những người mắc bệnh thận, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout.
Ngoài ra, theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh đái tháo đường có biến chứng suy thận cần lưu ý: Rau dền có lượng đạm nhiều hơn các loại rau khác nên với nhóm người này cần hạn chế đạm thì cũng nên hạn chế ăn rau dền.