Rau sạch chất lượng cao ế ẩm, chủ nhà lưới lỗ thê thảm

(Baonghean.vn)- Mặc dù bỏ ra số tiền đầu tư rất lớn để làm nhà màng, sản xuất rau sạch chất lượng cao, thế nhưng do thị trường rau xanh đồng loạt rớt giá khiến cho người nông dân phải xót xa phá bỏ.
Nghi Long (Nghi Lộc) là một trong những địa phương phát triển mạnh về phong trào xây dựng nhà màng để trồng rau sạch chất lượng cao. Hiện địa phương này đã có 12 nhà màng, với diện tích 8.000m2. Trong đó mỗi nhà màng có diện tích khoảng hơn 500m2.
Ưu thế của việc sản xuất trong nhà màng là người dân có thể đẩy nhanh được thời gian nghỉ của đất, hạn chế được sâu bệnh, và có thể thâm canh tăng vụ mà không lo ngại nhiều đến vấn đề thời tiết. Trung bình trong một nhà màng, người dân có thể trồng được 3 vụ/năm.
Rau xanh trong nhà màng không đứng ngoài s
Rau xanh trong nhà màng không đứng ngoài tầm ảnh hưởng của việc rớt giá, khiến cho người nông dân bị lỗ nặng. Ảnh: Tiến Đông

Để đầu tư xây dựng nhà màng, chi phí mà người dân phải bỏ ra ban đầu rất lớn, mỗi nhà màng có giá từ 250 triệu đồng. Chưa kể mỗi năm, nhà màng bị hư hại do mưa bão cũng khiến cho người nông dân thêm tốn kinh phí sửa sang. 

Mặc dù bỏ ra chi phí lớn, thế nhưng do rau xanh đồng loạt bị rớt giá, các loại rau sạch trong nhà màng cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Điều này khiến cho người dân chỉ biết khóc ròng. 

Chị Đặng Thị Thảo, trú tại xóm Kim Nghĩa, xã Nghi Long (Nghi Lộc), cho biết: Vụ đông vừa qua gia đình chị trồng hơn 5 sào rau, trong đó có 2 sào trồng trong nhà màng, gồm các loại như su hào, bắp cải, cải bó xôi. Mặc dù đã bỏ ra khoảng 10 triệu đồng tiền giống, phân bón cho mỗi nhà màng, nhưng khi thu hoạch, rau rớt giá thê thảm, gia đình chỉ thu được 3-4 triệu đồng. Không đủ bù cho tiền giống, phân chứ chưa nói đến công chăm sóc  ròng rã 3 tháng trời. 

Những luống cải bó xôi trước đây có giá 20.000 đồng/kg, nay chỉ còn 5.000 đồng/bó to vẫn không bán được, để quá lứa khiến chị Thảo phải nghẹn ngào nhổ bỏ. Ảnh: Tiến Đông
Những luống cải bó xôi trước đây có giá 20.000 đồng/kg, nay chỉ còn 5.000 đồng/bó to vẫn không bán được, để quá lứa nên cải đã ra ngồng, khiến chị Thảo phải xót xa nhổ bỏ. Ảnh: Tiến Đông

Hiện nay rau trong nhà màng của chị Thảo còn nhiều, không bán được. Những luống cải bó xôi trước đây có giá từ 20.000 đồng/kg, nay cả bó to 5.000 đồng không ai mua. Tương tự, giống bắp cải là loại có giá trị cao, trước đây bán trên 10.000 đồng/kg, nay bán giá 5.000 đồng/bắp, cũng không có ai để ý.  

Người dân đang lo lắng không biết tình trạng rớt giá của rau có còn kéo dài hay không, nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng sang cả vụ sau. Ảnh: Tiến Đông
Người dân đang lo lắng không biết tình trạng rớt giá của rau có còn kéo dài hay không, nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng sang cả vụ sau. Ảnh: Tiến Đông
Ngoài Nghi Long, tại các xã Nghi Trường, Nghi Trung, nhiều nhà màng cũng đang trong tình cảnh bị lỗ thê thảm. Xã Nghi Trường vụ đông năm nay có 3 nhà màng lớn với diện tích hơn 4.000m2 trồng bắp cải, su hào và cải bẹ. Do thời tiết thuận lợi, rau khắp nơi phát triển, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vì thế giá rau trồng ngoài đồng, ngoài bãi bị rớt xuống đáy, kéo theo rau nhà màng cũng bị ảnh hưởng theo.
Nhiều luống rau bắp cải sạch của người dân không có người mua, đành để mặc cho dập nát. Ảnh: Tiến Đông
Nhiều luống rau bắp cải sạch của người dân không có người mua, đành để mặc cho dập nát. Ảnh: Tiến Đông
Anh Đinh Quang Hoàng, xóm 9, xã Nghi Trung (Nghi Lộc), có 2.000m2 nhà màng cũng đang đứng ngồi không yên. Gia đình anh Hoàng có 10.000m2 đất nông nghiệp, trong đó đầu tư 2.000m2 xây dựng nhà màng với chi phí hơn 700 triệu đồng. Vụ đông vừa qua gia đình trồng bắp cải, dưa chuột và cà chua. Mặc dù bỏ ra chi phí cho cả vụ rất lớn, nhưng khi thu hoạch, dưa chuột chỉ đạt 6.000 đồng/kg, còn cà chua thì 10.000 đồng/kg, tổng thu nhập chưa đến 70 triệu đồng, trong khi còn phải lo biết bao nhiêu chi phí, từ giống, phân bón và nhân công...

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi.