Rơi ruột ra ngoài vì dùng điện thoại quá lâu khi đi WC

Theo Hà Nhi (ngoisao.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Đó là trường hợp của một người đàn ông ở Trung Quốc. Sau khi vừa ngồi trong nhà vệ sinh vừa dùng điện thoại thông minh, trực tràng của anh ta đã bị chấn thương, theo phương tiện truyền thông nước này đưa tin vào hôm 9/2.

Nếu bạn có thói quen sử dụng điện thoại, đọc sách, truyện khi ngồi toilet, hãy đọc câu chuyện này và những cảnh báo sức khỏe liên quan. Bởi theo thời gian, điều này có thể gây ra sưng tấy hậu môn hay thậm chí ruột của bạn sẽ bị rơi ra.

Người đàn ông đã cấp cứu tại bệnh viện thuộc trường Đại học Sun Yat-sen ở Trung Sơn, Quảng Đông, khoảng một giờ sau khi phát hiện một "quả bóng" treo ở hậu môn. Anh ta chỉ có thể di chuyển được với sự trợ giúp của một người bạn.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã đo được "chiếc đuôi" dài 16 cm của người đàn ông. Họ chẩn đoán anh bị sa trực tràng. Báo cáo y tế còn cho biết thêm rằng nguyên nhân liên quan đến việc ngồi toilet sử dụng điện thoại quá lâu. 

Rơi ruột ra ngoài vì dùng điện thoại quá lâu khi đi WC ảnh 1

Ảnh chụp CT cho thấy một 'quả bóng' nhô ra ở hậu môn của bệnh nhân.

Sa trực tràng là gì? Đó là một tình trạng mà trực tràng, hoặc phần cuối của đại tràng, rơi xuống và tình trạng tồi tệ là trực tràng có thể chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Điều này khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và người già nói riêng.

Bác sĩ Dan Su, một trong những bác sĩ của bệnh viện nói trên, cho biết hầu hết các trường hợp sa trực tràng đều có thể co lại, nhưng tình trạng của người đàn ông trong câu chuyện này là ngoại lệ. Su nói rằng anh ta đã bị bệnh sa trực tràng từ năm 4 tuổi, nhưng đều được xử lý tốt trước đó. Lần này, bệnh nhân đã phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần nhô ra. Hai ngày sau đó, anh đã có thể đi bộ được.

Một bức ảnh chụp CT cắt lớp cho thấy kích thước của phần phình rộng treo bên ngoài hậu môn, cũng như các đốm máu và vết thâm tím dọc theo thành ruột của bệnh nhân. Bác sĩ Su cho rằng có thể trong khi cố gắng đẩy chất thải ra ngoài, cơ xương chậu của người đàn ông này đã suy yếu và việc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu gây ra tình trạng trên.

Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đang hồi phục. Bác sĩ Su cảnh báo bất cứ ai có vấn đề về trĩ, sa trực tràng cần điều trị ngay khi họ phát hiện tình trạng bệnh.

Sa trực tràng thường gặp ở trẻ em và người già

Theo Hiệp hội bác sĩ chấn thương và phẫu thuật trực tràng Mỹ (ASCRS), sa trực tràng xảy ra ở 2,5 trên 100.000 người. Đối tượng mắc là người già trên 50 tuổi và phụ nữ trên 50 tuôi có nguy cơ cao gấp 6 lần. Tuy nhiên, đàn ông mắc bệnh này lại thường ở độ tuổi 40.

Tình trạng này không xảy ra đột ngột mà có xu hướng biểu hiện dần dần, trở lại bình thường sau một thời gian. Khi trực tràng vẫn chưa trở lại vị trí bình thường, bệnh nhân bị sa trực tràng có thể cảm thấy như đang ngồi trên một "quả bóng".

Khoảng 50% bệnh nhên bị táo bón mãn tính (một dấu hiệu báo hiệu) và nếu không được điều trị, sẽ cần phẫu thuật khẩn cấp.

Con của bạn (như với trường hợp của người đàn ông được nhắc đến đã mắc sa trực tràng từ năm 4 tuổi) có thể gặp vấn đề sức khỏe này khi ở độ tuổi từ 1 đến 5, lúc bắt đầu tập đứng hoặc đi bô. Nguyên nhân trong những trường hợp này thường không được biết.

Rơi ruột ra ngoài vì dùng điện thoại quá lâu khi đi WC ảnh 2

Sử dụng điện thoại quá lâu khi đi toilet làm tăng nguy cơ bị sa trực tràng.

Những nguyên nhân có thể gây sa trực tràng

- Nhiễm trùng trong ruột của một người khi còn nhỏ có thể làm cho trực tràng sưng lên và di chuyển xuống qua hậu môn. Ký sinh trùng hoặc vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng.

- Táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng. Áp lực từ việc đẩy mạnh có thể khiến cho trực tràng bị tróc ra.

- Tiêu chảy cũng gây sưng trực tràng, làm tăng nguy cơ bị sa.

- Các chứng bệnh kinh niên như xơ nang (CF) hoặc viêm đại tràng loét (UC) có thể gây suy dinh dưỡng và táo bón. UC cũng có thể gây tiêu chảy.

Các dấu hiệu và triệu chứng của sa trực tràng

Nếu con bạn phàn nàn về bất kỳ khó khăn nào trong quá trình đại tiện hoặc khóc lóc, căng thẳng mỗi lần đi vệ sinh, bạn hãy quan sát xem con có gặp các vấn đề dưới đây không.

- Các mô nội mạc xuất hiện ở hậu môn sau hoặc trong suốt quá trình đại tiện của con bạn.

- Đau hoặc khó chịu khi đại tiện

- Trực tràng sưng, hồng hoặc đỏ

- Chảy máu hoặc có chất nhầy từ trực tràng của con bạn. Bạn có thể thấy điều này trên đồ lót, tã, bỉm của con.

Một khi bạn đã nhìn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những điều trên, hãy đưa con đi khám bác sĩ .

Test sa trực tràng

Bác sĩ có thể hỏi bạn về tình hình sức khỏe của con bạn trước. Vì vậy, nếu con có bất kỳ vấn đề bất thường nào, hãy chia sẻ tỉ mỉ với họ. Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có thể làm các xét nghiệm sau đây:

- Một bài kiểm tra về lượng clorua trong mồ hôi của con bạn. Thử nghiệm này được sử dụng để kiểm tra xơ nang (CF). Nếu con bạn bị CF, mồ hôi của con sẽ chứa một lượng clorua cao.

- Chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp CT có thể chỉ ra vấn đề trong trực tràng của con bạn bằng hình ảnh. Nếu trẻ từng gặp dị ứng với các dung dịch uống trước khi siêu âm, hãy thông báo với nhân viên y tế. 

Không làm nhiều việc khi đi vệ sinh

Có nhiều phương pháp điều trị sa trực tràng tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh. Điều này sẽ do các bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, điều mà cá nhân bạn có thể làm để tự loại bỏ các vấn đề sức khỏe đó là một chế độ sinh hoạt khoa học. 

Mục tiêu của việc đi vệ sinh là loại bỏ chất thải - chỉ vậy mà thôi. Thực hiện nhiều việc cùng lúc trong thời gian này làm tăng nguy cơ bị sa trực tràng. Không chỉ chính bạn cần thay đổi thói quen không có lợi này mà còn cầnh nhắc nhở con của mình không ngồi quá lâu trên toilet.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.