Rộn ràng không khí bầu cử nơi vùng cao biên giới
Những ngày đầu tháng 5 lên với các huyện vùng cao biên giới, chúng tôi chứng kiến không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử diễn ra khẩn trương. Dọc tuyến đường trung tâm huyện vào đến các bản rực rỡ băng rôn, áp phích cổđộng cho ngày bầu cử.
Anh Vừ Bá Thái - cán bộ bản Lưu Thông xã Lưu Kiền- Tương Dương - nơi có 100% đồng bào Mông sinh sống, chia sẻ: "Mấy ngày nay dân bản chúng tôi đã thảo luận và thống nhất sẽ tham gia bầu cử thật tốt.
Khó khăn chung của chúng tôi là dân bản thường đi làm nương rẫy hàng tháng trời nên công tác tuyên truyền phải hết sức được coi trọng đểđồng bào hiểu rõ. Bà con dân bản mong muốn bầu ra người tài giỏi để giúp cho đồng bào mình bớt nghèo".
Cán bộ xã Lưu Kiền huyện Tương Dương
hướng dẫn cử tri bản Lưu Thông về công tác bầu cử.
Ông Lương Thanh Hải- Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban chỉđạo bầu cử huyện Tương Dương cho biết: "Công tác chuẩn bị cho bầu cửở xã được thực hiện đúng theo quy trình kế hoạch, tuyên truyền giúp bà con hiểu và tích cực tham gia bầu cử, thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Các ứng cử viên báo cáo với cử tri kế hoạch của mình".
Tương Dương có 52 hộ vùng thủy điện Bản Vẽ chưa di dời và 161 hộ quay trở lại làm ăn ở vùng lòng hồ, huyện đã có hướng dẫn cụ thểđểđảm bảo quyền lợi cho cử tri. Nhiệm kỳ này, huyện được bầu 35 đại biểu HĐND huyện, với cơ cấu trẻ, ngoài đảng đều vượt quy định nhưng không phải vì cơ cấu mà ảnh hưởng đến chất lượng.
Đến nay, 18 xã, thị trấn và các đơn vị bộđội, công an trên địa bàn huyện đã niêm yết xong danh sách 70.734 cử tri. 53 ứng cử viên đang chuẩn bịđã hoàn thành việc tiếp xúc cử tri và vận động bầu cử bình đẳng, dân chủ, đúng luật; 9 tổ bầu cử trong toàn huyện đã chuẩn bị hòm phiếu, con dấu, thẻ cử tri, biên bản kiểm phiếu, nội quy, thể lệ bầu cử..., sẵn sàng phục vụ tốt nhất cuộc bầu cử sắp tới.
Bảo Nam (Kỳ Sơn) là xã có 100% hộ là đồng bào dân tộc Khơ mú với 10 bản, 570 hộ. Hiện xã đã lên danh sách cử tri với 1.687 người, chia thành 5 đơn vị bầu cử.
Trong đó có 4 bản thuộc cụm Bảo Nam 2, mặc dù chỉ cách trung tâm xã 15 km nhưng muốn đến đây, bà con phải đi bộ, trèo đèo, lội suối hơn 6h đồng hồ, còn đi theo đường ô tô là hơn 60 cây số.
Để làm tốt công tác chuẩn bị bầu cử, cán bộ xã và các bản phải bám dân, bám cơ sở tuyên truyền, vận động người dân, từ việc tham gia giới thiệu người ứng cửđến tuyên truyền luật bầu cử. Thời điểm này cũng là mùa đốt nương làm rẫy của đồng bào. Bà con ở lại cả tuần trên nương rẫy mới về. Cán bộ xã phải cất công vào tận nương rẫy để vận động bà con đến ngày bầu cử về tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
Ông Moong Phò Khánh-Chủ tịch UBND xã Bảo Nam cho biết, việc tuyên truyền đến tận người dân về bầu cửđã được cán bộ xã, thôn bản tiến hành từ nhiều ngày qua, bà con cũng đã biết và đến ngày bầu cử sẽ về tham gia bỏ phiếu.
Tại bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam, chúng tôi gặp 12 gia đình, với 15 nhân khẩu là đồng bào Mông của bản Mường Lống 1, xã Mường Lống. Trên những triền núi rộng, các gia đình này đang tiến hành đốt nương, phát rẫy để chuẩn bị trỉa bắp. Những chiếc lán vừa mới được dựng tạm nằm chênh vênh bên sườn núi. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Lầu Vá Hùa cho biết, để ra đây làm rẫy, gia đình anh cũng như các hộ phải đi bộ gần 1 ngày trời. Hộđi ít nhất là 2 người, hộ nhiều nhất là 4 người. Trước khi đi, cán bộ xã và trưởng bản đã thông báo cho gia đình anh về ngày bầu cử sắp tới. Đến trước ngày bầu cử, 12 gia đình ởđây sẽ vềđể tham gia bỏ phiếu tại địa phương.
Một trong những vấn đềđáng quan tâm nhất là kỳ bầu cử cũng trùng với thời điểm lũ tiểu mãn, trong khi đó vùng cao lại nhiều khe suối nên sẽảnh hưởng đến công tác bầu cử. Nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Ông Vi Hải Thành -Bí thư huyện ủy, Trưởng ban bầu cử huyện Kỳ Sơn cho biết: "Đây là vấn đềđáng lo nhất của Kỳ Sơn. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị các phương án. Một sốđịa bàn, Kỳ Sơn được TƯ và tỉnh cho bỏ phiếu trước, huyện đã tăng cường đội ngũ cán bộ về các tổ bầu cử, tăng bo xe máy qua các khe suối, chuẩn bị dây thừng..."
Mặc dù trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con đồng bào dân tộc thiểu số các huyện vùng cao còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng khi được cán bộ xuống thông báo về ngày hội bầu cử và tuyên truyền về Luật Bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp, bà con rất vui và phấn khởi. Ai cũng mong muốn lựa chọn những người uy tín, đủđức, đủ tài bầu vào Quốc hội và HĐND để giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Là những huyện ở vùng cao biên giới nên công tác bảo đảm an toàn, an ninh trật tựđược Tiểu ban an ninh - trật tự và cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt coi trọng. Các cơ quan đơn vị như: công an, quân đội, bộđội biên phòng bố trí lực lượng thường trực, nắm bắt tình hình, đặc biệt quan tâm các địa bàn xung yếu. Mặt khác, tăng cường tuần tra kiểm soát người và phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu, không để sót, lọt đối tượng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ngày bầu cử.
Càng sát ngày bầu cử, không khí thi đua lao động sản xuất, các hoạt động văn hóa, tuyên truyền chào đón ngày lễ trọng đại trên các huyện vùng cao càng sôi động, khẩn trương, rộn rã. Đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên cương của tỉnh một lòng vững tin, hướng về ngày hội của dân tộc.
Thanh Lê