Ngư dân Quỳnh Lập, Quỳnh Dị (TX. Hoàng Mai), Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu) vào vụ đánh bắt ruốc biển. Ảnh: T.P Ngư dân sử dụng tàu nhỏ, có gắn sào lưới để cào ruốc ngoài khơi. Nhiều người dùng sào có lưới để đẩy ruốc gần bờ. Ảnh: T.P Ngư dân Nguyễn Ngọc Hoàng ở khối Phú Lợi, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai đang cùng nhóm ngư dân vận chuyển ruốc từ tàu xuống bến cho biết: “Mùa đánh ruốc từ giữa tháng 9 âm lịch năm nay đến tháng Giêng năm sau, thời tiết se lạnh, gió mùa và sương mù là thời điểm thuận lợi đánh bắt ruốc”. Ảnh: T.P Tàu của anh ra khơi lúc 18h chiều hôm qua, 5h sáng đã cập bến tiêu thụ. Tàu gồm 3 người, đánh bắt ruốc cách đất liền khoảng 3 hải lý, sau 1 đêm tàu anh mang về gần 1 tấn ruốc. Ảnh: T.P Giá ruốc hiện bán tại bến là 10.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm ngoái nên ai cũng phấn khởi. Ảnh: T.P Ruốc tép được các xưởng chế biến hải sản thu mua về ủ, muối thành ruốc; hấp, phơi khô để xuất khẩu. Ảnh: T.P Anh Trần Phúc Đồng ở phường Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai) - chủ một cơ sở chế biến ruốc cho biết: “Mỗi ngày, xưởng thu mua trên 5 tấn ruốc để chế biến, ruốc được thu mua ngay tại bến và vận chuyển về xưởng chế biến ngay khi còn tươi. Ảnh: T.P Ruốc mua về được sơ chế sạch sẽ, cho vào thùng ủ muối theo đúng tỷ lệ, công thức và bí quyết của từng hộ. Ảnh: T.P Ruốc sau khi ủ 1 năm cho ra thành phẩm với giá bán 25.000 đồng/kg, ruốc tươi phơi khô có giá gần 100.000 đồng/kg. Ảnh: T.P Ông Lê Bá Kỷ - Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập cho biết, vào mùa đánh ruốc trên địa bàn có hàng trăm tàu nhỏ làm nghề xúc ruốc, tập trung chủ yếu ở các xóm Đồng Minh, Đồng Thanh. Trung bình, mỗi ngày ngư dân thu về hàng chục tấn ruốc biển. Ảnh: T.P Toàn xã có 7 xưởng hấp, chế biến ruốc khô xuất khẩu sang Trung Quốc, giá bán ruốc khô thành phẩm cao, mang lại lợi nhuận khá và việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: T.P
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO