Rút giấy phép, đình chỉ các cơ sở sản xuất nước đóng chai vi phạm

(Baonghean)- Liên quan đến vụ việc 21 cơ sở sản xuất nước đóng chai có sản phẩm không đạt chất lượng, các ngành chức năng đang vào cuộc làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan. Từ đó, có biện pháp xử lý phù hợp, nghiêm minh để xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho người tiêu dùng.

Rút giấy phép, đình chỉ các cơ sở vi phạm

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, căn cứ Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Thanh tra Sở KH&CN tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 21 cơ sở có sản phẩm không đạt chất lượng với tổng số tiền 35,5 triệu đồng, buộc thu hồi lại tất cả các lô hàng vi phạm.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chánh Thanh tra Sở KH&CN, cho biết: Do vi phạm của các cơ sở này rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, Sở KH&CN đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế xem xét đình chỉ hoạt động có thời hạn cho đến khi các cơ sở này có biện pháp khắc phục.

Đối với các cơ sở sử dụng phiếu thử nghiệm kết quả giả, Sở KH&CN kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế đình chỉ hoạt động, rút giấy phép; buộc các cơ sở thực hiện việc thử nghiệm chất lượng cũng như công bố hợp quy lại theo đúng quy định.

1
Quá trình đóng gói nhãn mác sản phẩm tại cơ sở Hằng Hiếu không đúng với quy định.

Trao đổi về biện pháp xử lý các cơ sở này, ông Đào Trọng Dũng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP (Sở Y tế) cho biết: Khi nhận được kết quả thanh tra, chi cục đã xin ý kiến chỉ đạo của Sở Y tế để đình chỉ hoạt động của các cơ sở vi phạm chất lượng cũng như các cơ sở sử dụng phiếu thử nghiệm kết quả giả. Thời gian tới, chi cục sẽ mời 21 cơ sở này lên làm việc để thông báo hướng xử lý, đồng thời yêu cầu các cơ sở khắc phục ngay các sai phạm.

“Chi cục sẽ thành lập đoàn và tiến hành kiểm tra toàn diện các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Nếu phát hiện cơ sở nào vi phạm sẽ tiếp tục xử phạt theo quy định. Chi cục cũng sẽ yêu cầu các cơ sở sử dụng phiếu thử nghiệm kết quả giả lấy mẫu nước đưa đi xét nghiệm tại các phòng Vilas đang còn hiệu lực để có cơ sở cấp số chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường”, ông Dũng nói.

Cần làm rõ trách nhiệm

Rõ ràng, để xảy ra tình trạng nước đóng chai không đạt chất lượng vẫn tiêu thụ trên thị trường, sử dụng phiếu thử nghiệm kết quả giả có phần trách nhiệm của Chi cục ATVSTP. Đây là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ hướng dẫn, thẩm định và cấp số chứng nhận hợp quy cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời làm nhiệm vụ thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Được biết định kỳ 1 năm 2 lần, Chi cục tiến hành kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất nước đóng chai. Đồng thời, theo quy định thì cứ 6 tháng, các cơ sở này phải lấy mẫu đi thử nghiệm để nộp cho chi cục kiểm tra.

Trước câu hỏi, vì sao, qua nhiều cuộc kiểm tra nhưng chi cục không phát hiện các vi phạm trên? Ông Đào Trọng Dũng cho biết: “Qua các đợt kiểm tra, chi cục có phát hiện nhiều cơ sở vi phạm nhưng chủ yếu ở khâu vệ sinh sản xuất, an toàn vệ sinh lao động. Chi cục đã tiến hành lập biên bản và xử phạt theo đúng quy định. Do số lượng cơ sở sản xuất nước đóng chai nhiều, phân bố trên địa bàn rộng, trong khi cán bộ ít nên không thể kiểm tra hết”.

1
Mẫu nước của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hải An được niêm phong.

Chi cục ATVSTP đã chỉ đạo cán bộ tại phòng Thanh tra và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả làm bản tường trình, viết kiểm điểm trong hoạt động chuyên môn. Theo đó, cán bộ phòng Thanh tra cam kết không bảo kê, không tự lấy mẫu của các cơ sở này đưa đi xét nghiệm. “Đối với cán bộ tiếp nhận và trả kết quả thì không biết được phòng Vilas 236 của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã hết hiệu lực nên vẫn trình hồ sơ cho lãnh đạo duyệt và cấp số chứng nhận hợp quy, đó là thiếu sót của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”, ông Dũng thanh minh.

Ông Dũng khẳng định thêm: “Về quy trình cấp số chứng nhận hợp quy thì chi cục đã làm đúng, còn việc có hay không cán bộ của chi cục tự ý lấy mẫu của các cơ sở này đi kiểm nghiệm, “cò” phiếu thử nghiệm kết quả thì đang chờ ý kiến chỉ đạo của Sở Y tế cũng như hồ sơ của đoàn thanh tra cung cấp để làm rõ. Khi có đầy đủ bằng chứng vi phạm, Chi cục sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Rõ ràng, việc kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ là điều cần thiết nhưng với vai trò quản lý, ông Đào Trọng Dũng cần nhìn nhận đúng trách nhiệm của mình qua sự việc trên. Hơn nữa, phiếu Vilas có vai trò quan trọng trong các thủ tục để cấp số chứng nhận hợp quy, vì vậy, việc rà soát, kiểm tra tính hiệu lực của các phòng Vilas là trách nhiệm của chi cục.

Thông tin nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh không đạt chất lượng đang gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang cho người dân. Bởi với nhiều gia đình, nước uống đóng chai là một sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Người dân mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ và yêu cầu các cơ sở sản xuất nước uống đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Đồng thời, cần có biện pháp xử lý thích đáng đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.

Đây cũng là mong muốn chung của người tiêu dùng đang sử dụng nước uống đóng chai. Vì vậy, các ngành chức năng cần sớm làm rõ sự việc, xử lý nghiêm các tổ chức, cán bộ sai phạm, lấy lại niềm tin, đảm bảo sức khỏe, quyền lợi cho người dân.

Báo Nghệ An sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những nội dung liên quan. 

Ông Hồ Sơn, Chánh Thanh tra (Sở Y tế) cho biết: Hiện Sở Y tế đã nhận được thông tin và đang giao Chi cục ATVSTP kiểm tra và báo cáo về cho Sở Y tế. Ngày 17/11, Sở Y tế sẽ làm việc với Sở KH-CN làm rõ các nội dung liên quan. Quan điểm của Sở là sẽ xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm nhằm chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân. Đối với các đơn vị và cá nhân liên quan, nếu phát hiện có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Phạm Bằng

tin mới

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Baonghean.vn) - Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt bao nhiêu?. Vấn đề quan tâm của ông Nguyễn Văn Trì (Thanh Chương, Nghệ An).

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phá thành công chuyên án, triệt xóa ổ nhóm trộm hơn 2 tấn chó, do các đối tượng mang nhiều tiền án, tiền sự thực hiện, bước đầu bắt giữ 3 đối tượng.

Hồ Sỹ Bé bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Giết người. Ảnh: Như Bình.

Sát hại hàng xóm chỉ vì 'tự ái vặt'

(Baonghean.vn) - Chỉ vì lời khích bác của người trong xóm, Hồ Sỹ Bé (Đô Lương) đã dùng dao cướp mạng sống của người láng giềng là trụ cột chính của gia đình có 5 miệng ăn... Hành vi của Bé để lại nỗi đau cho bao người, trong đó có cả người mẹ của gã.

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lê Thị Thúy Hà đưa ra thông tin cần người gia công các mặt hàng cao cấp, những người muốn nhận gia công các mặt hàng này cần phải đặt trước tiền cọc. Tuy nhiên, trên thực tế những nguồn vật liệu này được Lê Thị Thúy Hà mua trôi nổi trên thị trường và Lê Thị Thúy Hà cũng không có đầu mối tiêu thụ.