Sách dạy cách sống để trường thọ như người Nhật

Theo Ân Nguyễn (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ngoài bí quyết ăn uống, sinh hoạt, tập sách của cố bác sĩ Shigeaki Hinohara còn chỉ cách suy nghĩ lành mạnh để kéo dài cuộc sống.

Bí quyết trường thọ của người Nhật được Shigeaki Hinohara viết khi ông đã ngoài 90 tuổi. Trong tác phẩm, ngoài các lối sống lành mạnh, ông cho rằng yếu tố quan trọng nhất của trường thọ là những suy nghĩ khỏe mạnh, trong đó có hy vọng sống, tự biết điều chỉnh để thực hiện các việc hợp sức khỏe của mình, biết kiềm chế trước ham muốn.

Sách dạy cách sống để trường thọ như người Nhật ảnh 1

Shigeaki Hinohara được gọi là huyền thoại trong giới y khoa Nhật vì sức lao động bền bỉ khi tuổi cao.

Một thái độ đặc biệt được đề cập là việc suy nghĩ đến cái chết. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng Shigeaki Hinohara giải thích: "Chúng ta đếm ngược từ cái chết không phải để sống nơm nớp trong lo sợ mà là để luôn biết cảm ơn mỗi ngày mới mà chúng ta có để sống". Tác giả nói đến cái chết nhưng không hề làm mọi thứ nặng nề mà khiến người đọc hiểu quy luật của tạo hóa, rằng chết là điều tất nhiên và không gì có thể thay đổi điều đó. Từ đó, độc giả hiểu được rằng hãy sống hết mình cho ngày hôm nay, biết cảm ơn những điều tốt đẹp mà người khác trao cho ta, biết rằng sống đẹp là khi nghĩ đến người khác.

Chiều dài cuộc đời và kinh nghiệm khi Hinohara hành nghề y khoa trong hơn 50 năm khiến những lời khuyên trở nên gần gũi, đáng tin. Các dẫn chứng thực tế đều được lấy từ bệnh nhân của ông, đồng thời tác giả cũng kể lại trải nghiệm khi chính ông đã từng là một bệnh nhân nằm liệt giường. Với cương vị bác sĩ, ông không xem bệnh nhân là "những bộ phận bị nhiễm bệnh" mà giống người thân của mình.

Sách dạy cách sống để trường thọ như người Nhật ảnh 2

Sách do Anh Phong dịch, phát hành từ tháng 9.

Shigeaki Hinohara sinh năm 1911, tốt nghiệp y khoa năm 1937. Từ năm 1941, ông làm việc ở một bệnh viện quốc tế tại Tokyo (Nhật) và nhận nhiều bằng khen trong nghề. Ở độ tuổi ngoài 100, bác sĩ vẫn tiếp tục chữa trị cho các bệnh nhân trước khi mất ngày 18/7/2017.

"Khi có tuổi, trên mặt ta sẽ có thêm nhiều nếp hằn sâu nhưng ta vẫn muốn được sống đẹp. Nếu lúc nào ta cũng mỉm cười thì chắc chắn sẽ có ngày ta có những nếp nhăn in theo dấu nụ cười. Mỗi một độ già thêm, nội tâm sẽ thể hiện rõ hơn trên khuôn mặt. Hãy để những nét nhăn nụ cười tăng lên và làm tràn trề 'khí'. Chính thứ 'khí' này làm cho con người khỏe mạnh, là nguồn mạch của sự sôi nổi", ông chia sẻ trong sách.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.