Săn bắt con "nhát chết", nhiều hộ dân đổi đời

Theo Nguyễn Thanh (baoquangninh)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Những năm gần đây, từ bắt con cáy - loài động vật có tiếng là "nhát", nhiều hộ dân đã cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, từ đó làm “thay da đổi thịt” cả một vùng dân cư dọc con sông...

Nói về nghề bắt cáy ở khu vực sông Cầm (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), những người có thâm niên vẫn bảo, nghề bắt cáy có từ rất lâu rồi, đời ông truyền cho đời con, rồi đời cháu.

Nhưng ngày xưa có ai giàu được từ cáy đâu. Người bắt cáy ở đây khi xưa cũng giống như thân con cáy, suốt ngày bàn chân ngập bùn lặn lội bờ sông. Thế nhưng bây giờ thì khác, con cáy đã trở thành một mặt hàng đặc sản với giá trị cao...

Săn bắt con "nhát chết", nhiều hộ dân đổi đời ảnh 1

Rọ cáy được người dân rải dọc bờ ruộng để bẫy cáy.

Khi cáy thành đặc sản

Kể với chúng tôi về câu chuyện mưu sinh từ con cáy, chị Nguyễn Thị Trúc, khu Xuân Cầm, phường Xuân Sơn (Đông Triều - Quảng Ninh) đưa tay chỉ về phía những ô ruộng thấp thoáng phía xa, ánh mắt hoài niệm: "Dọc hai bờ con sông Cầm chảy qua Đông Triều, trước đây đời sống của người dân chỉ trông chờ vào hạt thóc, một năm hai vụ. Nhưng trong khu vực này là hạ lưu con sông tiếp giáp với cửa biển, ở đây lại là khu vực đồng chua, nước mặn, cây lúa chẳng lớn được nên sau mỗi mùa gặt, không có việc gì làm, người dân nơi đây lại ra đồng bắt cáy về cải thiện bữa ăn và bán kiếm thêm thu nhập..."

"Ngày trước con cáy chẳng có mấy người ăn, cho cũng không ai lấy. Nhưng giờ đã khác, con cáy từ chỗ “mang bỏ đi” nay đã có giá trị cao gấp hàng chục lần làm lúa. Khi con cáy “lên ngôi”, người bắt cáy đã được đổi đời. Rất nhiều người đã làm giàu được từ cáy", chị Trúc chia sẻ.

Săn bắt con "nhát chết", nhiều hộ dân đổi đời ảnh 2

Những gánh rọ cáy nặng trĩu vai được người dân thu về.

Ngỏ ý muốn mục sở thị việc bắt cáy, chúng tôi được chị Trúc đưa ra ruộng thu rọ bẫy cáy. Nơi đặt rọ nằm ở triền bờ sông. Tưởng đơn giản nhưng đến được nơi cũng là cả hành trình gian nan. Chúng tôi men theo bờ dải đất dọc con sông Cầm để tới nơi bẫy cáy.

Đất bùn ở đây ướt dẻo và dính chặt nên mỗi lần đặt chân xuống như thể nuốt gọn bàn chân rất khó nhấc lên. Để đi được chúng tôi phải bám chắc vào những bụi cây mọc dại trên triền đất. Thi thoảng bám phải cành yếu là sẽ bị trượt tay ngã dúi dụi về phía trước, quần áo lấm lem bùn đất.

Loài cáy tương đối khó bắt, bởi vậy mà từ xa xưa các cụ ta đã có câu “nhát như cáy ngày”. Cứ hễ thấy động từ xa cáy đã chui tọt xuống lỗ. Lỗ cáy ở khu vực đất lẫn bùn khá cứng, theo chiều gần như thẳng đứng. Để bắt cáy, phương pháp truyền thống vẫn là câu cáy hoặc đặt rọ bẫy cáy.

Vụ chính để bắt cáy từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, để đặt bẫy, từ tờ mờ sáng sớm khi trời còn nhá nhem, các "thợ săn cáy" như chị Trúc đã phải ra đồng đặt rọ với mồi là những vỏ ốc được rang với cám. Theo kinh nghiệm của chị Trúc chia sẻ, khi nước thủy triều lên, cáy ra khỏi hang đi kiếm ăn sẽ chui vào rọ, đến giữa buổi sáng phải tới gom rọ mang về, không để lâu quá dưới trời nắng to cáy sẽ chết.

Săn bắt con "nhát chết", nhiều hộ dân đổi đời ảnh 3

Niềm vui bắt được "Lộc trời".

Chị Trúc nhấc lên một chiếc rọ và cho tôi xem, bên trong là những con cáy lưng vàng béo mẫm. Những chiếc rọ được chị Trúc thu lại xếp đều vào 2 đầu đòn gánh mang về. Về đến nhà, chị dốc hết số cáy bẫy được vào một chậu lớn mang cân được hơn 15kg.

Giống như chị Trúc, nhiều hộ dân ở dọc sông Cầm cũng làm nghề bắt cáy với năng suất mỗi ngày từ 15-20kg. Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, giá cáy hiện tại trung bình cũng từ 80.000-100.000 đồng/kg. Nếu gặp ngày không được con nước, lượng cáy khan hiếm, giá bán có thể còn lên tới 150.000 đồng/kg. Làm phép tính đơn giản cũng có thể tính được việc bắt cáy cho thu nhập cả triệu đồng một ngày. Chẳng vì vậy mà nói nhiều người dân Đông Triều đã được “đổi đời” từ con cáy quả là không sai.

Giữ “lộc trời”

Quay lại với câu chuyện của chị Trúc, từ ngày con cáy bán được giá, gom góp thêm với tiền vớt bán rươi mỗi vụ đã giúp cho gia đình chị có của ăn của để. Chị bảo: Con cáy, con rươi với người dân ven sông Cầm như lộc trời cho, nhưng lộc trời chẳng tự nhiên mà có mãi, giờ nhiều người bắt cáy, vớt rươi lâu dần rồi cũng cạn kiệt. Quan trọng là làm sao để cho đời mình sống nhờ con cáy rồi đến đời con, cháu mình cũng còn có con cáy để mà phát triển…

Rồi từ ý nghĩ này, chị Trúc bàn với gia đình mang số tiền gom góp đấu thầu hơn 5 ha đất bãi bồi ven sông đắp đất làm ruộng để nuôi rươi, cáy. Trong khu vực ruộng chị đắp bờ cao để cho cáy đào hang. Trên mặt bờ, chị trồng thêm một số cây ăn quả như: Chuối, mít, thanh long để có thêm nguồn thu.

Ngoài ra trong diện tích ruộng chị không sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào để đảm bảo cho chất lượng nguồn nước, đất cho cáy sinh sống.

Con cáy được nuôi sống trong môi trường sạch, đủ thức ăn, càng sinh sôi và phát triển tốt. Hiện nay, chị Trúc cũng mở cả nhà hàng nhỏ để bán các đặc sản do gia đình tự nuôi trồng. Tiếng lành đồn xa nhiều khách hàng tìm đến cửa hàng của chị để thưởng thức hương vị đặc sản Đông Triều từ rươi, cáy.

Săn bắt con "nhát chết", nhiều hộ dân đổi đời ảnh 4

Cáy sông Cầm là đặc sản để chế biến nhiều món ngon.

Gia đình chị Nguyễn Thị Chuyên, thôn 1, xã Xuân Sơn cũng đầu tư cải tạo đất ruộng kém năng suất để tạo môi trường sinh sống cho cáy và cả con rươi. Với gần 15 năm làm nghề bắt cáy, hiểu được đặc tính sinh sống của loài thủy sinh ven sông này mà gia đình chị đã tái tạo được môi trường sống tuyệt vời cho chúng.

Hàng năm chị Chuyên trồng lúa nhưng không phun thuốc trừ sâu hay chăm bón phân hóa học mà chỉ để đến khi gặt lúa cho đất thơm mùi của lúa thì con cáy con rươi kéo đến. Rồi hết vụ gia đình chị rẫy đất ruộng tạo độ thoáng cho rươi sống, đắp bờ cao, trồng thêm cỏ ở triền bờ cho cáy có chỗ trú. Đổi lại, con cáy, con rươi có môi trường phát triển tốt lại càng sinh sôi nảy nở, giúp gia đình có nguồn thu nhập cao.

Chia sẻ với chúng tôi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn Nguyễn Văn Nghĩa cho biết: Giờ đây, nhiều hộ gia đình cùng với việc nuôi cáy còn mở thêm các nhà hàng phục vụ ăn uống các loại đặc sản ngay tại chỗ, hay cho khách vào thăm ruộng, trải nghiệm bắt cáy. Cách làm dịch vụ từ đầm cáy, đầm rươi, bước đầu đã phát huy hiệu quả giúp thu nhập của nhiều hộ gia đình cao gấp hàng chục lần so với trước.

tin mới

Xã Thạch Ngàn (Con Cuông) lắp camera giám sát phát hiện, ngăn ngừa xả rác xuống khe, suối

Xã Thạch Ngàn (Con Cuông) lắp camera giám sát phát hiện, ngăn ngừa xả rác xuống khe, suối

(Baonghean.vn) - Trước tình trạng rác thải bừa bãi xả xuống lòng khe, suối ở bản Đồng Tâm mà Báo Nghệ An đã đưa tin, UBND xã Thạch Ngàn chỉ đạo các đoàn thể tăng cường dọn dẹp và tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; đồng thời lắp camera giám sát ngăn ngừa xả rác bừa bãi xuống khe, suối.

Dự án mật độ 100 cây xanh/người tại Nghệ An giành giải thưởng Khu đô thị và nhà ở chất lượng nhất năm

Dự án mật độ 100 cây xanh/người tại Nghệ An giành giải thưởng Khu đô thị và nhà ở chất lượng nhất năm

(Baonghean.vn) - Không gian sống đặc biệt với 100 cây xanh/người; 50 ha dự án dành cho cây xanh, mặt nước; tổ hợp tiện ích được đầu tư bài bản, bàn giao nhà vượt tiến độ,… đã giúp Eco Central Park được lòng cư dân và giành giải thưởng Khu đô thị và nhà ở chất lượng nhất năm 2023.

'Thiết kế Vị nhân sinh' phục vụ cho đời sống của con người

'Thiết kế Vị nhân sinh' phục vụ cho đời sống của con người

(Baonghean.vn) - "Thiết kế Vị nhân sinh" là những thiết kế phục vụ cho đời sống của con người và đưa vật liệu hiện đại vào thiết kế bản địa. Đó mục tiêu của Hội thảo “Thiết kế Vị nhân sinh” do Gỗ Minh Long kết hợp với Hội Kiến trúc sư Nghệ An tổ chức chiều 16/3, tại thị xã Cửa Lò.

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3

(Baonghean.vn) - Sau đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 hoàn thành năm 1994, mạch 2 hoàn thành năm 2005, dự án đường dây 500kV mạch 3 là dự án trọng điểm, cấp bách, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với khu vực miền Bắc.

Nguồn cung gián đoạn, giá rau xanh tăng mạnh

Nguồn cung gián đoạn, giá rau xanh tăng mạnh

(Baonghean.vn) - Hơn 10 ngày nay, giá rau xanh tại các chợ dân sinh tăng mạnh, có những loại tăng giá gấp 2-3 lần, có loại khan hiếm. Giá rau tăng, một phần do thời tiết bất lợi, phần nữa là do cuối vụ nên nguồn cung giảm sút…

Giá vàng

Giá vàng nhích nhẹ; Dầu thô quay đầu đi xuống

(Baonghean.vn) - Giá vàng hôm nay nhích nhẹ; Tỷ giá USD tiếp đà bật tăng; Xăng dầu thế giới quay đầu đi xuống, mất mốc 85 USD/thùng; Cà phê trong nước có xu hướng tăng trở lại, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 16/3.

Người Đan Lai đi xuất khẩu lao động

Người Đan Lai đi xuất khẩu lao động

(Baonghean.vn) - Trước đây đã nhiều lần chúng tôi đến thăm đồng bào Đan Lai để tặng quà hỗ trợ bà con vơi bớt đói nghèo. Lần này, chúng tôi lại về với đồng bào, nhưng để nghe chuyện vui về những người con Đan Lai đầu tiên mạnh dạn xuất khẩu lao động, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo.

Hội thảo 'Thiết kế Vị nhân sinh' tại Nghệ An đưa vật liệu hiện đại vào thiết kế bản địa

Hội thảo 'Thiết kế Vị nhân sinh' tại Nghệ An đưa vật liệu hiện đại vào thiết kế bản địa

(Baonghean.vn) - Ngày 16/3, tại thị xã Cửa Lò sẽ diễn ra Hội thảo “Thiết kế Vị nhân sinh” quy tụ các kiến trúc sư, các nhà thiết kế uy tín ở Việt Nam và tỉnh Nghệ An, cùng với các tỉnh lân cận. Hội thảo này do Công ty cổ phần Tập đoàn Gỗ Minh Long kết hợp với Hội Kiến trúc sư Nghệ An tổ chức.

Nuôi tôm

Nông dân Nghệ An thuê đất nuôi tôm công nghệ cao, mỗi vụ 'bỏ túi' tiền tỷ

(Baonghean.vn) - Nhận thấy điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi trồng thủy sản, mới đây, một nông dân huyện Diễn Châu đã mạnh dạn thuê đất tại Quỳnh Lưu để đầu tư nuôi tôm công nghệ cao. Sau 4 tháng chăm sóc, hàng tấn tôm dưới ao chuẩn bị thu hoạch, hứa hẹn một vụ nuôi “được mùa, được giá”...

Nghệ An phát động ngày Quyền của người tiêu dùng

Nghệ An phát động ngày Quyền của người tiêu dùng

(Baonghean.vn) - Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, các sở, ban, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Mùa dâu chín rực ở xã ven đô

Mùa dâu chín rực ở xã ven đô

(Baonghean.vn) - Cữ tháng 3, các vườn dâu lấy quả ở các xóm Xuân Trung, Xuân Mỹ, xã Nghi Đức (TP. Vinh) chín rực, bước vào mùa thu hoạch. Những năm gần đây, dâu được thị trường ưa chuộng, giá bán cao nên người dân rất phấn khởi…