Sáng nay (9/1), Triều Tiên và Hàn Quốc đàm phán “phá băng” căng thẳng

Theo Minh Phương (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Phái đoàn của Triều Tiên và Hàn Quốc sáng nay (9/1) đã bắt đầu cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên trong hơn 2 năm tại làng đình chiến Panmunjom, một tín hiệu tích cực cho triển vọng hạ nhiệt căng thẳng.
 Sáng nay (9/1), Triều Tiên và Hàn Quốc đàm phán “phá băng” căng thẳng ảnh 1

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc (trái) bắt tay với trưởng đoàn đàm phán của Triều Tiên sáng 9/1. Ảnh: Yonhap

Theo hãng tin Yonhap, cuộc đàm phán bắt đầu lúc 10h sáng nay theo giờ địa phương tại làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân sự nằm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Cuộc đàm phán được tiến hành sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ đề nghị đàm phán hòa bình với Hàn Quốc trong thông điệp năm mới. Ông Kim Jong-un nói rằng, Bình Nhưỡng sẵn sàng cử đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông Pyeong ở Hàn Quốc vào tháng tới.

Phát biểu mở đầu cuộc đàm phán hôm nay, trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Ri Son-gwon nói: “Tôi tới đây với hy vọng hai miền sẽ đàm phán với sự chân thành để có được kết quả xứng đáng dành cho người dân liên Triều, những người đang rất kỳ vọng vào cuộc gặp mặt này, coi đó như là một món quà năm mới”.

Về phía Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Cho Myoung-gyon nói: “Cuộc đàm phán này được tiến hành sau khi quan hệ hai bên căng thẳng một thời gian dài. Tôi hy vọng hai bên có thể đàm phán với kiên nhẫn và sự quyết tâm”.

Trong cuộc gặp mặt hôm nay, giới chức Hàn Quốc và Triều Tiên dự kiến thảo luận việc Bình Nhưỡng cử đoàn dự Thế vận hội cũng như khả năng cải thiện quan hệ song phương. Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Baik Tae-hyun cho biết: “Hai bên sẽ thảo luận hợp tác trong kỳ Thế vận hội cũng như các vấn đề hai bên cùng quan tâm”.

Ngoài ra, theo giới quan sát, Triều Tiên có thể nhân cơ hội này tiếp tục đề nghị Hàn Quốc và Mỹ ngừng tập trận chung. Bình Nhưỡng cũng có thể đề nghị Seoul dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế và nối lại các dự án kinh tế liên Triều.

Tuy nhiên, Hàn Quốc sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi cân nhắc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong cũng như dự án khai thác du lịch ở núi Kumgang. Điều này là bởi việc nối lại các hoạt động đó có thể kéo theo tranh cãi về việc vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn nguồn tiền phục vụ cho chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học nghiên cứu Triều Tiên, nhận định: “Đàm phán cấp cao có thể coi là thành công nếu Triều Tiên nhất trí tham dự Thế vận hội và hai bên ấn định thời gian cho cuộc họp tiếp theo, mỗi bên nêu quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm”.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.