Sau Hiệp định Paris: Tạm gác súng, đón xuân trong “ngôi nhà hòa hợp”

Theo Đình Thiệu (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Sứ mệnh của những “ngôi nhà hòa hợp” dựng lên giữa ranh giới 2 phía chỉ tồn tại trong 3 năm, từ mùa Xuân năm 1973 đến mùa Xuân năm 1975.

Mùa xuân Đinh Sửu năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Lúc này, hơn 85% diện tích của tỉnh Quảng Trị gồm các huyện, thị xã ở bờ Bắc sông Thạch Hãn và một phần đất của huyện Triệu Phong, thị xã Quảng Trị được giải phóng.

Con sông Thạch Hãn và vùng giải phóng Triệu Phong, thị xã Quảng Trị được xem là giới tuyến thứ 2 sau Vĩ tuyến 17- Sông Bến Hải. Tại khu vực này, những “nhà hòa hợp dân tộc” được dựng lên giữa hàng rào thép gai, lằn ranh giới tuyến giữa vùng giải phóng và vùng thuộc chính quyền Sài Gòn cai quản.

Sau Hiệp định Paris: Tạm gác súng, đón xuân trong “ngôi nhà hòa hợp” ảnh 1
Biểu diễn văn nghệ tại một điểm "hòa hợp dân tộc" được phát thanh trực tiếp. Ảnh: TL
Trong những “ngôi nhà hòa hợp” ấy, người của 2 phía gác lại hận thù, có những giây phút trò chuyện, tâm tình như người cùng một nhà. Không ít người từ bên kia chiến tuyến khát khao hòa bình, bỏ súng trở về với cách mạng. 45 năm trôi qua, nhiều người sống và chiến đấu vào những năm tháng đó ở Quảng Trị vẫn không thể nào quên những giọng nói, nụ cười trong những “ngôi nhà hòa hợp” mỗi độ Tết đến Xuân về.

Ông Nguyễn Tiến Bình ở phường 1, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị nhớ mãi Mùa xuân năm Đinh Sửu 1973. Ngày sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết cũng là lúc người dân 2 phía đón Tết cổ truyền.

Ngày đó, phía ta thành lập 4 cụm loa truyền thanh công suất lớn dọc bờ Bắc sông Thạch Hãn. Ông Bình là phóng viên của Đài phát thanh tỉnh Hải Dương được tăng cường vào làm công tác binh địch vận tại chốt Tích Tường - Như Lệ, thị xã Quảng Trị.

Sau Hiệp định Paris: Tạm gác súng, đón xuân trong “ngôi nhà hòa hợp” ảnh 2
Ông Nguyễn Tiến Bình, nguyên cán bộ Đài Phát thanh tỉnh Hải Dương được tăng cường vào Quảng Trị vào năm 1972.
Mùa xuân năm đó, trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam thường xuyên phát đi tin tức về chiến trường, kêu gọi hòa hợp dân tộc. Ông Bình nhớ mãi ngày đầu tiên ngừng tiếng súng, quân lính hai bên đua nhau cắm cờ, lập chốt phân chia ranh giới. Lúc đó, hơn 85% diện tích tỉnh Quảng Trị được giải phóng, một phần vùng đất bờ Nam sông Thạch Hãn, đặc biệt là huyện Triệu Hải nằm trong thế “da báo”. Lá cờ đỏ - xanh, sao vàng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cắm gần với cờ ba sọc của Việt Nam Cộng hòa dọc ranh giới 2 phía.

Dù theo Hiệp định, hai bên ngừng bắn, nhưng phía bên kia vẫn tìm cách xóa thế “da báo”, ngang nhiên lấn chiếm đất vùng giải phóng. Trên mặt trận này, súng tiếp tục nổ và máu vẫn đổ xuống. Từ đó, cấp trên chỉ đạo xây dựng “ngôi nhà hòa hợp dân tộc” tại các chốt dọc ranh giới để 2 bên ngồi lại bàn bạc việc thực thi Hiệp định Paris và giải quyết những bất đồng.

Bên ta chủ động gặp gỡ đề xuất làm “nhà hòa hợp”, có cả sân bóng chuyền để giao lưu, đánh cờ..., mỗi tuần, hai bên gặp nhau 3 lần tại “nhà hòa hợp”. “Cuối năm 1973, có 2 “nhà hòa hợp”. Lúc nào cần gặp thì hai bên có lịch với nhau. Bên kia và bên này cách nhau khoảng 5m. Có khi đánh nhau cả tuần thì không hòa hợp gì hết. Khi nào thấy êm êm thì ngồi lại với nhau. Mình phải tuyên truyền để thương lấy nhau chứ không nghe theo chiến thuật của Mỹ là dùng người Việt đánh người Việt. Chúng ta phải bắt tay nhau đoàn kết để đưa đất nước Việt Nam thống nhất”. Ông Nguyễn Tiến Bình nhớ lại

Sau Hiệp định Paris: Tạm gác súng, đón xuân trong “ngôi nhà hòa hợp” ảnh 3
Biểu diễn văn nghệ tại một điểm "hòa hợp dân tộc" được phát thanh trực tiếp. Ảnh: TL
Sau ngày ký kết Hiệp định Paris, những “ngôi nhà hòa hợp” tại các chốt và dọc ranh giới liên tục mọc lên, từ Tích Tường, Như Lệ, thị xã Quảng Trị về chợ Sãi, An Lộng, Phù Liêu, Long Quang, Triệu Vân, huyện Triệu Phong… Dọc mỗi chốt có một “ngôi nhà hòa hợp”, có chốt hai đến ba nhà.
Gọi là “nhà” nhưng đó chỉ là một cái lán nhỏ tạm bợ làm bằng tranh tre nằm giữa lằn ranh giới tuyến đầy thép gai, bom mìn. Trong “ngôi nhà hòa hợp” đó, không ít lần xảy những cuộc đấu khẩu nảy lửa do bất đồng quan điểm. Những câu chuyện mà người 2 phía thường nhắc tới có sức lay động trái tim, thắm đượm tình người máu đỏ da vàng.

Bà Dương Thị Hoài Năm, nguyên cán bộ binh địch vận tại chốt Bích La Trung, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong kể lại: “Có lần Đặc khu Vĩnh Linh tặng huyện Triệu Phong 10 con trâu để cày ruộng, khôi phục sản xuất. Trâu có đánh số thứ tự nhưng được vài ngày đã bị mất 8 con.

Cán bộ bên ta đến Đài Truyền thanh thông báo yêu cầu phía miền Nam trả lại trâu. Vậy là 2 bên xảy ra mâu thuẫn, định rút súng giao chiến. Cán bộ binh địch vận liền mời đại diện 2 bên ra “nhà hòa hợp” để giảng hòa. Dù không thừa nhận bắt trâu của Việt Cộng nhưng lính Việt Nam Cộng hòa cũng tìm cách trả lại 4 con trâu như để bù đắp mất mát tình cảm”.

Bà Dương Thị Hoài Năm bảo rằng, lúc đầu tiếp cận với những người lính Việt Nam Cộng hòa rất khó, cán bộ binh địch vận phải dùng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”, dần dà họ cũng hiểu ra chính nghĩa nằm ở đâu. “Ngày Tết, đem tiếng hát lời ca, hát những bài về cách mạng, hoặc có những năm đến Tết có thể hát cả những bài nhạc Vàng như bài "Xuân này con không về".

Hát những bài hát chiến đấu cho quê hương, lòng anh có khi nào nghĩ đến tương lai cho một ngày mai.... để gợi lại tình người và tình cảm. Bây giờ Tết về mà lính đang còn ở trận mạc, đang còn ở trên chốt một mình nhớ mẹ. Sau đó, mình sẽ tuyên truyền đường lối của mình, dần dần đêm về có rất nhiều lính trở về với mình”, bà Năm bồi hồi.

Sau Hiệp định Paris: Tạm gác súng, đón xuân trong “ngôi nhà hòa hợp” ảnh 4
Bà Dương Thị Hoài Năm, nguyên cán bộ binh địch vận, hiện mở lớp dạy trẻ tại nhà.

Những ngày Tết cổ truyền, hai bên tạm gác súng, cùng đến “ngôi nhà hòa hợp” để ăn Tết. Bên ta mang theo bánh kẹo, thuốc lá, bia sang mời lính Việt Nam Cộng hòa cùng ăn uống vui xuân. Ngày đó, bên mình chủ yếu dùng thuốc lá Tam Đảo, Điện Biên, bia Trúc Bạch. Phía lính Việt Nam Cộng hòa cũng mang thuốc Rubi, Salem của Mỹ sang mời Bộ đội ta.

Bà Đỗ Thị Thanh Mai, cán bộ binh địch vận tại thị xã Quảng Trị từng chứng kiến 2 người lính, một người mặc đồ Bộ đội giải phóng, người kia mặc quân phục thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa quàng vai nhau hút chung điếu thuốc lá Điện Biên. Mọi người còn trao tặng nhau những kỷ vật lưu niệm. Họ nâng niu, cất giữ kỷ vật đem về khoe với người thân.

Có lần, anh em 2 phía lấy vỏ bao thuốc rồi xin chữ ký đề tặng cho nhau. Nhiều phụ nữ bên mình đưa cả trẻ con vào “nhà hòa hợp” để giao lưu, chuyện trò. Chính hình ảnh người mẹ bồng con vào chơi ngày Tết càng làm nhiều người lính Việt Nam Cộng hòa cồn cào nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Và rồi, hàng trăm người lính bên kia chiến tuyến vứt bỏ súng ống, vượt rào qua vùng giải phóng về với cách mạng.

Theo lời kể của bà Mai, khi đó, phía ta tuyên truyền quê hương của mình được giải phóng, nói rõ chính sách khoan hồng của mình là dân sẵn sàng đón tiếp. Đánh địch mà mình không tốn xương tốn máu, không tốn súng đạn nhưng vẫn kêu gọi được địch bỏ súng về theo ta.

Sứ mệnh của những “ngôi nhà hòa hợp dân tộc” dựng lên giữa ranh giới 2 phía chỉ tồn tại trong 3 năm, từ Mùa xuân năm 1973 đến Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. “Nhà hòa hợp dân tộc” là nét sáng tạo độc đáo trong công tác đấu tranh chính trị - binh địch vận phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Xuân này nhớ lại xuân xưa, người dân nơi đây vẫn không thể quên hình ảnh người lính 2 chiến tuyến từng ngồi lại với nhau trong những “ngôi nhà hòa hợp”. Trong họ, khát vọng hòa bình luôn cháy bỏng và mong sớm trở về đoàn viên với gia đình./. 

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng; Thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; Tối nay (18/4), Cửa Lò chính thức khai trương mùa du lịch 2024…

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.