Sáu kinh nghiệm cho D.Trump khi đối diện với Nga và Triều Tiên

Lan Hạ (Theo Fox News)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6; bên cạnh đó ông cũng đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Để chuẩn bị cho các sự kiện này, người đứng đầu Nhà Trắng cần phải tìm hiểu và rút những kinh nghiệm cần thiết.

Bắt đầu từ hội nghị bàn về Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại Tehran năm 1943, và tiếp tục tới tận thế kỷ XXI, các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga đều có thành công nhất định, tuy nhiên, nhiều bài học cũng đã được rút ra. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ảnh: AP
Bài học thứ nhất: Sức lôi cuốn cá nhân và khả năng thuyết phục là có giới hạn.
Để xây dựng lòng tin với nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt  đã lưu lại tại Đại sứ Liên Xô ở Tehran khi tham dự hội nghị 1943, và từng ca ngợi Stalin trong hội nghị Yalta. Tuy nhiên, trong cả hai cuộc họp, Stalin mới là người đạt được nhiều mục đích nhất.
Bài học thứ hai: Các hội nghị thượng đỉnh là nơi khẳng định, chứ không phải thay đổi, thực tế quyền lực.
Những người tham gia hội nghị tại Yalta kêu gọi việc thành lập một chính phủ “đa dạng” hơn tại Ba Lan, tuy nhiên Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Roosevelt sau đó đã không còn mấy tin tưởng và kỳ vọng vào các cuộc bầu cử tự do bởi quốc gia này vẫn nằm dưới sự thao túng của Liên Xô.
Tại hội nghị thượng đỉnh Washington 1987, Gorbachev và Reagan đã ký Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) cấm hai bên sản xuất và sở hữu tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trên đất liền có tầm bắn từ 500 - 5.500km. Quay cuồng với những cuộc khủng hoảng trong nước, Gorbachev đã phải chấp nhận ký INF và đổi lại việc Mỹ chấm dứt chương trình phòng thủ tên lửa Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) mà Ronald Reagan từng từ chối hủy bỏ.
Bài học thứ ba: Rủi ro gia tăng khi quan hệ xấu đi.
Ngày 1/5/1960, một máy bay trinh sát U-2 tầm cao đã mất tích khi đang di chuyển trên không phận Nga. Washington tuyên bố máy bay mà Mỹ nói là để phục vụ các hoạt động nghiên cứu thời tiết này đã đi chệch khỏi lộ trình.
Tuy nhiên, sau khi nhà lãnh đạo Nga Nikita Khrushchev cho biết lực lượng an ninh Nga đã tóm gọn phi công Francis Gary Powers của Cơ quan Tình báo Trung ương (Mỹ), người điều khiển chiếc máy bay có biệt danh “Thiên sứ” này, Tổng thống Dwight Eisenhower buộc phải thừa nhận đây là một chiếc máy bay làm nhiệm vụ do thám. Ngày 16/5, tại hội nghị thượng đỉnh ở Paris, Khrushchev đã nổi giận, khiến hội nghị đổ vỡ và làm cho Eisenhower bẽ mặt.
Bài học thứ tư: Với Moskva, dễ đạt thỏa thuận về kiểm soát vũ khí hơn là các tranh cãi khu vực. 
Dù INF đã được ký tại hội nghị thượng đỉnh Washington năm 1987 song cả hai bên đều vẫn đang ở thế đối đầu và bế tắc trong cuộc chiến mà Liên Xô tiến hành ở Afghanistan và hậu thuẫn chế độ Sandinista tại Nicaragua. Thực tế Kremlin muốn thúc đẩy những thỏa thuận kiểm soát vũ khí khiến Liên Xô ở vào thế cân bằng với Mỹ hơn.
Bài học thứ năm: Chuẩn bị thiếu chu đáo dễ khiến các cuộc gặp đổ vỡ.
Các cố vấn của Tổng thống John F. Kennedy từng lo ngại rằng ông đã không có một sự chuẩn bị kỹ càng cho hội nghị thượng đỉnh tại Vienna năm 1961 với lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev. Uy tín của Kennedy đã bị ảnh hưởng phần nào sau vụ Mỹ xâm lược Cuba tại Vịnh Con lợn 6 tuần trước đó. 
Sau cuộc gặp, Tổng thống Kennedy thừa nhận đã bị Khrushchev “gay gắt lên án”. Hai tháng sau, Bức tường Berlin bắt đầu được dựng lên. Tại hội nghị thượng đỉnh năm 1987 tại Washington, Tổng thống Reagan đã có một sự chuẩn bị chu đáo hơn, và cuộc gặp không chỉ đem lại kết quả là một hiệp ước quan trọng mà còn tạo ra bầu không khí lạc quan. Cả Gorbachev và Reagan đều có thêm được uy tín và ảnh hưởng đáng kể. 
Bài học thứ sáu: Các nhà lãnh đạo Mỹ cần phải phối hợp với Quốc hội.
Tại hội nghị thượng đỉnh Moskva năm 1974, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ký Hiệp định Sơ bộ về Cấm thử nghiệm vũ khí, nhằm giới hạn các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Hiệp định này có nhiều lỗ hổng và bị Thượng viện Mỹ đã phủ quyết. Tại hội nghị thượng đỉnh Vienna 1979, Brezhnev và Tổng thống Jimmy Carter đã ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (SALT II), và một lần nữa lại bị Thượng viện phản đối. 
Giới chức Mỹ cũng đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty
Giới chức Mỹ cũng đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty
Tổng thống Reagan đã rút kinh nghiệm từ những thất bại này và vào năm 1985, ông đã mời các đại diện của lưỡng viện Quốc hội tham gia nhóm giám sát kiểm soát vũ khí, một nhóm các quan chức thường xuyên tham dự các cuộc đàm phán về hạt nhân tại Geneva. Với sự trợ giúp của các quan chức này, Thượng viện sau đó đã nhất trí thông qua INF và Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START).
Một số những nhân tố kể trên có thể tác động tới hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 
Quãng thời gian eo hẹp và sự thiếu vắng các cuộc thảo luận ở cấp chuyên gia có thể khiến công tác chuẩn bị còn nhiều thiếu sót. Nếu thỏa thuận Mỹ-Triều yêu cầu Mỹ phải có những nhượng bộ về mặt quân sự, việc đưa nó qua ải Quốc hội chắc chắn sẽ không dễ dàng.
Trong khi đó, mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Nga hiện tại có thể sẽ khiến triển vọng thượng đỉnh Trump-Putin không mấy xán lạn. Nếu có bất kỳ tiến triển nào trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo này, thì đó nhiều khả năng sẽ là thỏa thuận gia hạn một Hiệp ước START mới, chứ khó có thể là một hiệp ước nhằm chấm dứt chiến tranh tại Ukraine.
Những thành quả mang tính lịch sử như INF và START là kết quả từ các cuộc đàm phán cấp chuyên gia chi tiết, cùng với quyết tâm của giới lãnh đạo nhằm giảm thiểu những rủi ro về hạt nhân và nhằm cải thiện quan hệ. Liệu đó có phải là những ưu tiên hàng đầu của Kim Jong-un và Vladimir Putin hay không là điều không ai rõ./.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.