Sau mưa lớn, di tích Quốc gia đình Trung Cần hư hỏng nặng nề

(Baonghean.vn) - Là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, sau đợt mưa lớn vừa qua, đình Trung Cần ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) đã xuống cấp nghiêm trọng.
Đình Trung Cần được các tiến sỹ họ Nguyễn Trọng khởi công xây dựng vào năm 1781, hoàn thành vào năm 1782. Đình là nơi thờ Quận công Tống Tất Thắng, Tứ vị đại vương, Cao Sơn Cao Các... Đình có 2 tòa: Hạ điện và thượng điện. Hạ điện là ngôi nhà 5 gian, khung gỗ được điêu khắc chạm trổ công phụ. Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996. Ảnh: Huy Thư

Đình Trung Cần được các tiến sỹ họ Nguyễn Trọng khởi công xây dựng vào năm 1781, hoàn thành vào năm 1782. Đình là nơi thờ Quận công Tống Tất Thắng, Tứ vị đại vương, Cao Sơn Cao Các... Đình có 2 tòa: Hạ điện và thượng điện. Hạ điện là ngôi nhà 5 gian, khung gỗ được điêu khắc chạm trổ công phụ. Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996. Ảnh: Huy Thư

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Trung Cần đã được trùng tu nhiều lần, lần gần đây nhất là lợp lại mái ngói cách đây 7 năm. Vốn đã xuống cấp, sau đợt mưa lớn cuối tháng 9/2021 do ảnh hưởng của bão số 6, đình đã bị hư hỏng nặng. Mái hồi trái của hạ điện đã bị xệ xuống, rơi ngói từng đoạn. Ảnh: Huy Thư
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Trung Cần đã được trùng tu nhiều lần, lần gần đây nhất là lợp lại mái ngói cách đây  7 năm. Vốn đã xuống cấp, sau đợt mưa lớn cuối tháng 9/2021 do ảnh hưởng của bão số 6, đình đã bị hư hỏng nặng. Mái hồi trái của hạ điện đã bị xệ xuống, rơi ngói từng đoạn. Ảnh: Huy Thư
Những mảng vữa và kết cấu gỗ phủ bờ hồi đã bong tróc, gãy vỡ, rơi xuống mái ngói làm cho mái hồi đã trụt lở càng xuống cấp nặng hơn. Ảnh: Huy Thư
Những mảng vữa và kết cấu gỗ phủ bờ hồi đã bong tróc, gãy vỡ, rơi xuống mái ngói làm cho mái hồi đã trụt lở càng xuống cấp nặng hơn. Ảnh: Huy Thư
Mái sau của nhà hạ điện đã bị gãy, rụng 1 mảng lớn dài tầm 3m. Cụ thể là thanh chắn thủy đã bị gãy kéo theo nhiều kết cấu gỗ và ngói rơi rụng. Ảnh: Huy Thư
Mái sau của nhà hạ điện đã bị gãy, rụng 1 mảng lớn dài tầm 3m. Cụ thể là thanh chắn thủy đã bị gãy kéo theo nhiều kết cấu gỗ và ngói rơi rụng. Ảnh: Huy Thư
Gỗ, ngói, gạch của đình bị gãy rụng, phần thì còn nằm trên mái nhà, phần thì rơi xuống đất nằm rải rác xung quanh bờ tường. Ảnh: Huy Thư
Gỗ, ngói, gạch của đình bị gãy rụng, phần thì còn nằm trên mái nhà, phần thì rơi xuống đất nằm rải rác xung quanh bờ tường. Ảnh: Huy Thư
Tương tự, mái hồi trái của nhà thượng điện cũng bị gãy đổ từng đoạn. Ngói đã rơi rụng nhiều chỗ, viên còn mắc trên mái nhà, viên thì sắp rơi. Ảnh: Huy Thư
Tương tự, mái hồi trái của nhà thượng điện cũng bị gãy đổ từng đoạn. Ngói đã rơi rụng nhiều chỗ, viên còn mắc trên mái nhà, viên thì sắp rơi. Ảnh: Huy Thư
Các đuôi kẻ chịu lực nằm trên các trụ quyết ở hồi trái hạ điện, thượng điện, mái sau hạ điện đã bị "lộ thiên", phía trên bị rơi ngói, kết cấu gỗ phơi giữa nắng mưa. Ảnh: Huy Thư
Các đuôi kẻ chịu lực nằm trên các trụ quyết ở hồi trái hạ điện, thượng điện, mái sau hạ điện đã bị "lộ thiên", phía trên bị rơi ngói, kết cấu gỗ phơi giữa nắng mưa. Ảnh: Huy Thư
Ông Hồ Thanh Bình - người trông coi đình Trung Cần cho biết: Đợt mưa lớn vào những ngày cuối tháng 9 vừa qua đã làm cho đình xuống cấp nghiệm trọng. Xung quanh đình, các mái ngói bị gãy rụng từng đoạn. Bên trong đình bị dột, nước chảy lênh láng. "Ngay sau khi phát hiện, tôi đã trực tiếp lên gặp Phó Chủ tịch UBND xã Trung Phúc Cường để báo cáo sự việc. Mong các cơ quan chức năng xem xét để có phương hướng khắc phục". - ông Bình nói. Ảnh: Huy Thư
Ông Hồ Thanh Bình - người trông coi đình Trung Cần cho biết: Đợt mưa lớn vào những ngày cuối tháng 9 vừa qua đã làm cho đình xuống cấp nghiệm trọng. Xung quanh đình, các mái ngói bị gãy rụng từng đoạn. Bên trong đình bị dột, nước chảy lênh láng. "Ngay sau khi phát hiện, tôi đã trực tiếp lên gặp Phó Chủ tịch UBND xã Trung Phúc Cường để báo cáo sự việc. Mong các cơ quan chức năng xem xét để có phương hướng khắc phục". - ông Bình nói. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.