Sau ngày tăng lương: Thị trường vẫn tương đối bình ổn
(Baonghean) - Sau ngày lương cơ bản chính thức tăng thêm 26,5%, từ mức 830.000 đồng lên 1.050.000 triệu đồng/tháng từ tháng 5 áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, diễn biến thị trường cho thấy không có nhiều biến động, giá các mặt hàng tiêu dùng cơ bản ổn định. Đây là tín hiệu mừng cho người dân trong thời điểm lạm phát hiện nay.
(Baonghean) - Sau ngày lương cơ bản chính thức tăng thêm 26,5%, từ mức 830.000 đồng lên 1.050.000 triệu đồng/tháng từ tháng 5 áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, diễn biến thị trường cho thấy không có nhiều biến động, giá các mặt hàng tiêu dùng cơ bản ổn định. Đây là tín hiệu mừng cho người dân trong thời điểm lạm phát hiện nay.
Khảo sát giá cả thị trường các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu quanh khu vực Thành phố Vinh, từ siêu thịđến các chợ dân sinh cho thấy hầu hết giá các loại hàng hoá vẫn đang giữổn định; đặc biệt là hàng lương thực, thực phẩm tươi sống. Theo các tiểu thương bán thịt lợn tại một số chợ, dù người tiêu dùng đang quay lại sau "cú sốc" có chất tạo nạc, nhưng đang vào mùa nắng nóng lượng tiêu thụ giảm nên không dám nhập nhiều hàng về bán và vẫn đang duy trì giá cũ. Mặt hàng rau xanh nguồn cung hiện cũng dồi dào, thậm chí các loại củ, quả như cà rốt, bí xanh, khoai tây, cà chua, dưa chuột... còn giảm giá so với tháng 4 (từ 1.000 - 2.000 đồng/kg).
Giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cơ bản đang ổn định.
Tại các siêu thị, nhìn chung hàng hoá giá cả cũng không có biến động. Một số mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, như: gạo hương lài, nàng hương, chợđào, tám thơm... cũng giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm. Hiện nhiều sản phẩm may mặc sΩn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng đang được treo bảng khuyến mãi, giảm giá từ 10- 30%... Đối với hàng điện tử, điện máy, vật liệu xây dựng... do lượng hàng tồn kho còn nhiều, cung tăng nhưng cầu giảm buộc các nhà sản xuất, kinh doanh phải giữ giá để kích cầu tiêu dùng thay vì tăng giá...
Khác với những lần tăng lương trước, lần này chị Nguyễn Thị Tâm ở Khối Tân Tiến, phường Hưng Dũng (TP Vinh) đi chợ với tâm trạng thoải mái hơn. Hai vợ chồng chịđều là bộđội trong Quân khu IV, nay lương mỗi người được tăng hơn 2 triệu đồng/tháng so với trước. Số tiền tăng chưa phải là lớn, nhưng cũng giúp gia đình trang trải được nhiều khoản chi tiêu. Chị chia sẻ: "Mừng nhất là khi đi chợ không còn phải căn ke từng bữa ăn, ngoài chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, nếu giá bình ổn như hiện nay chúng tôi còn có thể tiết kiệm được để lo việc khác".
Những ngày đầu tháng 5, chị Lê Thị Hoài An- công nhân nhà máy dệt Hoàng Thị Loan và các đồng nghiệp cũng "thở phào" nhẹ nhõm khi thấy các mặt hàng tiêu dùng giá không "chạy" theo lương. "Thu nhập chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, chúng tôi không thuộc đối tượng được tăng lương lần này, nên ai cũng lo nếu giá cả các loại hàng hóa "phi mã" thì đời sống công nhân sẽ càng vất vả hơn. Nhưng thật may, cho đến thời điểm này hàng hoá chưa có biến động đáng kể, đặc biệt là chủ nhà trọ cũng không tăng giá điện, giá phòng cho thuê trong đợt này nên chúng tôi cũng yên tâm hơn" - chị An cho biết.
Nhiều tiểu thương cũng nhận định, mức giá cả hiện nay đã là khá cao khiến đa phần người tiêu dùng phải "nâng lên đặt xuống" khi mua sắm. Do đó, lượng hàng bán ra cũng theo đó mà giảm đáng kể. "Từđầu năm đến nay, người dân phải đối mặt với việc giá cả tăng vèo vèo, nhất là các mặt hàng thiết yếu, cái gì cũng đắt đỏ lắm rồi. Hiện chúng tôi chỉ dám tăng giá những mặt hàng từđầu mối tăng do ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng. Nhiều mặt hàng giá chưa tăng mà tiêu thụ còn khó, nếu để giá "leo thang" thì người thiệt hại đầu tiên sẽ chính là chúng tôi chứ không phải ai khác - Anh Lê Hồng Đăng, một tiểu thương kinh doanh hàng điện tử tại chợ Vinh cho biết thêm.
Có thể nói, từ nhiều năm nay, đối với những người làm công ăn lương thì niềm vui tăng lương chưa bao giờđược trọn vẹn, bởi "tăng lương là tăng giá". Đặc biệt, việc tăng lương diễn ra vào đúng thời điểm giá cảđầu vào, giá nguyên liệu tăng cao càng khiến mối lo ngại về "vọt giá" thêm hiện thực. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, một số mặt hàng chỉ biến động nhẹ bởi yếu tố thời vụ. Theo lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường cho biết: Đón trước những động thái tăng giá do tâm lý khi tăng lương, ngay từ tháng 4, các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để tránh tình trạng mặt bằng giá bịđẩy lên do tâm lý. Đồng thời, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhưđầu cơ, găm hàng, buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát về giá trên địa bàn, nhất là việc đăng ký giá, niêm yết giá và bán hàng hoá, dịch vụ theo đúng giá niêm yết.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, lương tối thiểu tăng 26,5% là cao hơn tốc độ trượt giá hiện tại. Và đợt tăng lương tối thiểu lần này chỉ tác động tới 6 triệu người, có thể không ảnh hưởng tới giá cả ngoài thị trường. Hơn nữa, hệ thống các siêu thị, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để tăng sức mua và tạo sức cạnh tranh, cũng góp phần quan trọng đểổn định giá...
Ngọc Anh