Sau vụ tiêu diệt tướng Qassem Suleimani: Cuộc chơi đã đổi ở Trung Đông?

(Baonghean) - Đêm 2/1, Lầu Năm Góc thông báo nước Mỹ đã tiêu diệt tướng Qassem Suleimani, người đứng đầu các lực lượng bán quân sự của Iran, trong một cuộc không kích tại Iraq “theo chỉ đạo của Tổng thống”. Diễn biến này có thể tạo bước ngoặt trong quan hệ của Washington với Iraq và Iran, đồng thời sẽ tác động đáng kể đến vị thế nói chung của Mỹ tại khu vực Trung Đông.

Cái chết của nhân vật tầm cỡ

Theo VOX, vụ tấn công khiến ông Suleimani thiệt mạng cũng đã tước đi sinh mạng của thủ lĩnh Kataib Hezbollah, một lực lượng dân quân ủy nhiệm của Iran tại Iraq, vốn đã nhiều lần tấn công Mỹ cùng các lực lượng đồng minh và mới đây đã phóng rocket nhằm vào một căn cứ quân sự của Mỹ.

Những vụ tấn công ấy đã khiến 1 nhà thầu của Mỹ thiệt mạng, dẫn tới việc xứ cờ hoa trả đũa và khiến 25 người thiệt mạng trong các vụ tấn công ở Iraq và Syria.

Trong các chiến dịch khác, các lực lượng của Mỹ cũng đã bắt sống và giam giữ thủ lĩnh của các nhóm dân quân quan trọng khác của Iraq có mối quan hệ mật thiết với Iran.

Tướng Qasem Soleimani, thiệt mạng trong vụ tấn công của Mỹ, là một trong những nhân vật nổi bật nhất ở Iran. Ảnh: AFP
Tướng Qasem Soleimani, thiệt mạng trong vụ tấn công của Mỹ, là một trong những nhân vật nổi bật nhất ở Iran. Ảnh: AFP

Cái chết của thủ lĩnh lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-QF) Suleimani, như đã đề cập trên, sẽ tác động đến các mối quan hệ song phương và tình hình chung ở chảo lửa Trung Đông.

Cái chết của thủ lĩnh lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-QF) Suleimani, như đã đề cập trên, sẽ tác động đến các mối quan hệ song phương và tình hình chung ở chảo lửa Trung Đông. Nhưng tác động lớn tới mức nào thì còn phụ thuộc vào độ sẵn sàng của Mỹ trước khả năng trả đũa của Iran cùng nhiều nhánh ủy nhiệm ở khu vực. Nhưng, dựa trên hồ sơ của chính quyền Trump tại đây, giới quan sát cho rằng quả thực có lý do để lo ngại.

Khó có thể phóng đại hơn nữa tầm ảnh hưởng vốn dĩ đã rất lớn của Suleimani. Bởi các lực lượng thông thường của Iran khá yếu, Tehran thường hoạt động thông qua lực lượng dân quân, các nhóm tay súng, và các nhánh ủy nhiệm khác để thúc đẩy lợi ích ở nước ngoài.

IRGC được cho là giữ vai trò dẫn dắt nhiều trong số các chiến dịch này. Ở Iraq và ở các nước mà Iran sắm vai trò về cả quân sự lẫn chính trị - chẳng hạn Yemen, Liban, Syria, Afghanistan, cũng như với người Palestine, IRGC thường là chủ thể chi phối trong chính sách đối ngoại của Iran, hoặc chí ít cũng có tiếng nói trọng lượng.

Sân bay Baghdad, Iraq hỗn loạn vì vụ tấn công rocket sáng nay. Video: Alarabiya

Hồi tháng 4, chính quyền Trump đã đi nước cờ bất thường là chính thức xem IRGC là băng nhóm khủng bố dù đó là một “cánh tay” của nhà nước Iran, chứ không phải là chủ thể phi nhà nước, khác với phần lớn các thực thể nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố của Mỹ.

Suleimani được xem là biểu tượng cho sức mạnh, uy tín và tầm ảnh hưởng của Iran.

Suleimani bấy nay là “kiến trúc sư” của nhiều trong số những vấn đề chính sách đối ngoại gây tranh cãi nhất của Iran, và với xứ cờ hoa ông cùng IRGC-QF phải chịu trách nhiệm đối với những cái chết của nhiều người Mỹ. Nắm quyền tối cao của lực lượng Quds từ năm 1998, Suleimani đã gây dựng được mạng lưới quyền lực tại Iran và thông qua nhiều nhánh ủy nhiệm của IRGC. Nhân vật này được xem là biểu tượng cho sức mạnh, uy tín và tầm ảnh hưởng của Iran.

Hình ảnh do văn phòng tổng thống Iraq công bố cho thấy đống đổ nát sau vụ không kích máy bay không người lái nhằm vào Tướng Qassem Suleiman do Tổng thống Donald Trump ra lệnh. Ảnh: AP
Hình ảnh do văn phòng tổng thống Iraq công bố cho thấy đống đổ nát sau vụ không kích máy bay không người lái nhằm vào Tướng Qassem Suleiman do Tổng thống Donald Trump ra lệnh. Ảnh: AP

Sự trả đũa khó lường?

Theo nhận định của một số nhà phân tích, Mỹ sẽ phải trả cái giá không nhỏ vì gây ra cái chết của Suleimani, và do mạng lưới rộng khắp của lực lượng Quds, Iran sẽ có nhiều “sân khấu” để tấn công trở lại Mỹ.

Khả năng cao nhất sẽ là các cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng và cơ sở của Mỹ tại Iraq. Tehran đã mất khoảng 15 năm để xây dựng những mạng lưới rộng khắp trong các nhóm dân quân và chính giới ở Iraq.

Đầu tuần này, trước khi ông Seleimani tử nạn, Iran đã có khả năng nhanh chóng huy động các nhánh địa phương để biểu tình bạo lực tại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, đặt ra nguy cơ an ninh rất lớn đối với những người làm việc tại đó, kể cả khi các đồng minh địa phương của Tehran đã tránh giết hại thêm người Mỹ. Giờ đây, tình hình “hứa hẹn” sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Đó là chưa tính đến việc vụ tấn công của Mỹ cũng khiến Abu Mahdi al-Muhandis - thủ lĩnh nhóm dân quân Kataib Hezbollah cùng nhiều nhân vật cấp cao khác thân Iran tại Iraq.

“Mối hận” này cũng khó có thể được bỏ qua, bởi ngoài việc muốn làm hài lòng Iran, các nhóm dân quân thân Iran tại Iraq sẽ nổi cơn thịnh nộ trước cái chết của al-Muhandis và việc các thủ lĩnh của họ bị bắt giữ, từ đó dĩ nhiên sẽ gieo ý định trả thù.

Tướng Qassem Soleimani (trái), người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ Iran, và Tư lệnh dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis thiệt mạng trong vụ không kích ở sân bay Baghdad. Ảnh: Reuters
Tướng Qassem Soleimani (trái), người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ Iran, và Tư lệnh dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis thiệt mạng trong vụ không kích ở sân bay Baghdad. Ảnh: Reuters

Mặt khác, nhiều chính khách Iraq, do hoàn cảnh và do lựa chọn, sở hữu quan hệ gần gũi với Iran, và sẽ tăng sức ép để “hất cẳng” Mỹ ra khỏi Iraq. Nếu so sánh giữa Mỹ với Iran, dễ thấy Iran có nhiều đồng minh và nhiều ảnh hưởng hơn tại Iraq, và nhiều nhà lãnh đạo của Iraq có khả năng sẽ cúi đầu trước sức ép từ Iran.

Các lực lượng quân sự của Mỹ tại Afghanistan và Syria cũng đứng trước nguy cơ, dù cả 2 đều có sự phòng bị kỹ càng do “quen” với những mối đe dọa từ IS, Taliban và các băng nhóm nguy hiểm khác. IRGC cùng các nhóm ủy nhiệm còn có thể tấn công các đại sứ quán Mỹ và các mục tiêu có liên hệ với chính phủ khác.

Dù Iran có thể trả đũa, song khó có thể đoán trước mức độ và phạm vi của hành vi này. Những nhân vật cứng rắn sẽ kêu gọi bắt Mỹ trả giá vì cái chết của Suleimani.

Nhưng từ lâu, Iran đã nhận thấy quân đội của mình yếu hơn nếu so với Mỹ, và giới lãnh đạo Tehran hiểu rằng nếu xảy ra đối đầu toàn diện, họ có thể sẽ thua.

Song cách làm nhiều năm qua là khiêu khích và tiết chế khi tình hình có nguy cơ vượt kiểm soát cũng chưa chắc đã là kịch bản được áp dụng lần này, khi một nhân vật then chốt như Suleimani bị đối phương tiêu diệt.

Đám đông biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Baghdad hồi đầu tuần này. Ảnh: AFP
Đám đông biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Baghdad hồi đầu tuần này. Ảnh: AFP

Hậu quả của sự leo thang

Vậy liệu chính quyền Trump đã chuẩn bị “nghênh đón” những hậu quả của khả năng tình hình leo thang? Điều này có phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng ứng phó của Mỹ trước sự phản đòn khó tránh từ Iran.

Thực ra, cân nhắc kỹ lưỡng không phải điểm mạnh của chính quyền Trump, và với họ việc tập trung vào sự hài lòng tức thời khi tiêu diệt một kẻ thù gây ra cái chết của nhiều người Mỹ và đồng minh còn dễ hơn là tư duy về những hệ lụy dài hạn từ vụ tấn công ấy. 

Thời gian qua, thứ quan trọng nhất với xứ cờ hoa tại khu vực Trung Đông - các nước đồng minh - thì thường xuyên nhận được sự quay lưng ngoảnh mặt của chính quyền Trump. Vì thế, vào lúc này, cũng khó có thể nói rằng các đồng minh có chịu đứng về phía Washington hay không, và kể cả vậy, thì có lẽ sự hào hứng cũng chẳng đáng là bao.

Tổng thống Trump đã không giấu diếm nguyện vọng chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Đông. Nhưng, với cái chết của Seleimani, Mỹ có khả năng đối diện với thế tiến thoái lưỡng nan.

Họ có thể tiếp tục trụ lại Trung Đông, với lực lượng tương đối mỏng ở Iraq, Syria và Afghanistan, đồng nghĩa dễ trở thành đối tượng cho các cuộc tấn công của Iran.

Hoặc họ có thể tiếp tục rút thêm quân về nước trước mối đe dọa của Iran, đứng nhìn tầm ảnh hưởng của mình suy yếu và trao thêm quyền lực trong khu vực vào tay Iran.

Quân đội Mỹ ở Trung Đông. Ảnh: Middle East Eye
Quân đội Mỹ ở Trung Đông. Ảnh: Middle East Eye

Tựu trung, cái chết của Suleimani và các nhân vật thân Iran khác tại Iraq có thể sẽ là bước ngoặt đối với Mỹ tại khu vực này. Hậu quả sẽ tàn khốc tới đâu, và sau đó Mỹ sẽ ra sao, còn tùy thuộc vào sự nhanh nhạy, tư duy dài hạn và sự hợp tác chặt chẽ với đồng minh của chính quyền Trump.

Nhưng đến nay, chính sách Trung Đông của Trump lại cho thấy điều ngược lại mới dễ xảy ra trên thực tế. Và như vậy, việc tiêu diệt Suleimani có thể chỉ là một chiến thắng ngắn ngủi của Mỹ mà thôi.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.