Saudi Arabia lần đầu tiên bổ nhiệm nữ đại sứ tại Mỹ

Ngân Hạnh (Theo Sputnik News)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Việc Saudi Arabia bổ nhiệm Công chúa Reema bin Bandar làm đại sứ tại Mỹ đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nước này, nữ giới được đảm nhiệm vai trò của một đại sứ ngoại giao cấp cao.
Việc Saudi Arabia bổ nhiệm Công chúa Reema bin Bandar làm đại sứ tại Mỹ đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nước này, nữ giới được đảm nhiệm vai trò của một đại sứ ngoại giao cấp cao.
Việc Saudi Arabia bổ nhiệm Công chúa Reema bin Bandar làm đại sứ tại Mỹ đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nước này, nữ giới được đảm nhiệm vai trò của một đại sứ ngoại giao cấp cao.
Sputnik News đưa tin, ngày 24/2, sắc lệnh của Hoàng gia Saudi Arabia đã chỉ định Công chúa Reema bint Bandar bin Sultan thay thế Hoàng tử Khalid bin Salman đảm nhiệm vai trò đại sứ tại Mỹ. Bên cạnh đó, Hoàng tử Khalid, em trai của Thái tử Mohammed bin Salman, cũng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trong một bài đăng trên trang Twitter cá nhân, Công chúa Reema bint Bandar dành những lời cảm ơn đến Thái tử khi đã tin tưởng bổ nhiệm cô vào chức vụ này.

Công chúa Reema bint Bandar là con gái của cựu đại sứ lâu năm Bandar bin Sultan Al Saud. Ông là người đứng đầu đại sứ quán Saudi Arabia tại Hoa Kỳ từ năm 1983 đến 2005. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia, đồng thời giữ chức Tổng giám đốc của Tình báo Saudi.

Công chúa Reema sinh ra tại Riaydh, nhưng lại lớn lên ở Washington trong thời gian cha cô làm đại sứ tại Mỹ. Trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ ngoại giao, cô đã có nhiều nỗ lực xóa bỏ những tư duy cổ hủ, nhằm hướng tới việc trao quyền cho phụ nữ tại quốc gia Hồi giáo này.

Saudi Arabia nổi tiếng là quốc gia Hồi giáo hà khắc đối với phụ nữ. Nước này chỉ đứng thứ 141/144 quốc gia được khảo sát về bình đẳng giới, chỉ xếp trên Syria, Pakistan và Yemen (theo báo cáo năm 2016 về khoảng cách giới của Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF). Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, Saudi Arabia đang có những bước tiến lớn về nữ quyền, khi dần phá bỏ những luật lệ hà khắc và bắt đầu để phụ nữ đảm nhiệm những vai trò lớn trong xã hội.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.