Sẽ chuyển giao trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho cộng đồng

(Baonghean.vn) - Đó là nội dung được nêu trong lễ công bố quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự lễ có các đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện đơn vị chủ trì đồ án Sở Văn hóa & Thể thao và các sở, ban, ngành liên quan.

Sáng 5/6, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 

Hiện toàn tỉnh có 2.602 di tích đã được kiểm kê, bao gồm 413 di tích đã xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, gồm: Khu di tích Kim Liên; địa điểm mốc số 0 – Đường chiến lược Hồ Chí Minh; Khu lưu niệm Phan Bội Châu; đình Hoành Sơn.

Toàn cảnh lễ công bố. Ảnh: Thanh Nga
Toàn cảnh lễ công bố. Ảnh: Thanh Nga
Trên địa bàn Nghệ An có khoảng 135 di tích cấp quốc gia và 274 di tích cấp tỉnh; 960 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục kiểm kê và nhận diện, 3 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc biệt dân ca ví, giặm đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Khu di tích Kim Liên là 1 trong 4 Di tích quốc gia  được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt. Ảnh: Tư liệu
Khu di tích Kim Liên là 1 trong 4 Di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Tư liệu
Nghệ An có khối lượng di tích – danh thắng phong phú, là nguồn tài nguyên quan trọng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục truyền thống văn hóa, yêu nước.
Tuy vậy, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vẫn chưa được triển khai mang tầm chiến lược; chưa được bảo tồn một cách khoa học, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, đặc biệt chưa khai thác đầy đủ giá trị di sản văn hóa vào phát triển kinh tế - xã hội.
Dân ca vi giặm là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại được UNESCO công nhận năm 2014. Ảnh: tư liệu
Dân ca ví, giặm là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại được UNESCO công nhận năm 2014. Ảnh: tư liệu
 Vì vậy, bản Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An  gồm quy hoạch toàn diện các phân vùng di sản nhằm mở ra cơ hội thay đổi tư duy, khơi dậy cảm hứng cộng đồng, thu hút các nguồn lực xã hội cùng gắn kết, tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích, phát triển kinh tế di sản và du lịch.
Theo đó, quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ hoàn thiện các cấu trúc không gian chức năng phụ trợ, hạ tầng cho từng khu vực di tích gắn với chương trình hoạt động, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; đề xuất các giải pháp thực thi, cơ chế chính sách tương ứng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích một cách bền vững; chuyển hóa các khu di tích, di sản vật thể gắn kết với cộng đồng dân cư, trở thành động lực phát triển kinh tế di sản và du lịch.
Đại diện Sở Văn hóa & Thể thao đồng chí Hồ Mậu Thanh - Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh ký kết văn bản ghi nhớ với các huyện thành thị. Ảnh: Thanh Nga
Tại lễ công bố, đại diện Sở Văn hóa & Thể thao ký bàn giao hồ sơ quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tính đến 2050 cho 21 huyện thành phố, thị xã theo quy hoạch phân vùng. Ảnh: Thanh Nga
Tại lễ công bố, lộ trình thực thi bản quy hoạch được thông qua gồm:

- Giai đoạn I: Từ 2018 – 2021, rà soát kiểm kê lại các di tích xếp hạng; lập hệ thống hồ sơ khoa học toàn bộ các di tích sau kiểm kê theo thứ tự ưu tiên về giá trị, mức độ hư hại và chất lượng lưu trữ hồ sơ hiện có.

- Giai đoạn II: Từ năm 2021 – 2025, thực hiện các quy hoạch tổng thể và lập các dự án đầu tư bảo tồn theo từng nhóm và từng phân vùng; cắm mốc và bảo vệ di tích theo các quy hoạch, dự án được duyệt; kêu gọi xã hội hóa đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo các phân hạng

- Giai đoạn III: Từ năm 2026 – 2030, chuyển giao trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Đồng chí Lê Minh Thông phát biểu tại lễ công bố quy hoạch. Ảnh: Thanh Nga
Đồng chí Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ công bố quy hoạch. Ảnh: Thanh Nga
Phát biểu tại lễ công bố quy hoạch, đồng chí Lê Minh Thông – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Văn hóa & Thể thao chủ trì phối hợp với đơn vị, địa phương liên quan triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện và quản lý quy hoạch đúng quy định hiện hành, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo lộ trình đã được phê duyệt.
Trước mắt triển khai thực hiện Đề án Các giải pháp phát triển kinh tế di sản, áp dụng thí điểm cho các di tích, bảo tàng và di sản phi vật thể tiêu biểu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn: các tổ chức cá nhân, nhất là doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu, tham gia đầu tư, phối hợp quản lý, khai thác các dự án, công trình về bảo tồn, phát huy giá trị  di sản văn hóa, gắn với phát triển kinh tế di sản, kinh tế du lịch dựa trên các sản nghiệp văn hóa của Nghệ An.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.