Sẽ nghiên cứu các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn đối với hộ nghèo

(Baonghean.vn) - Sáng 19/2, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thúy Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, giai đoạn 2012-2018.

Làm việc với đoàn có các đồng chí:  Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Minh Thông- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh & Xã hội.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga
Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo
Từ năm 2012 – 2018, Chương trình giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nói chung, vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng; tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, cơ sở hạ tầng được tăng cường. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 5,54%; vùng dân tộc thiểu số, miền núi giảm xuống còn 17,1%.
Tặng áo ấm cho học sinh nghèo Keng Đu, Kỳ Sơn. Ảnh: Tư liệu
Tặng áo ấm cho học sinh nghèo Keng Đu, Kỳ Sơn. Ảnh: Tư liệu

Giai đoạn 2012-2018, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giảm nghèo vùng dân  tộc thiểu số miền núi Nghệ An đạt  gần 21.800 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt trên 3.100 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương đầu tư 20.711 tỷ đồng, trong đó vùng dân tộc thiểu số miền núi là 15 nghìn 740 tỷ đồng, chiếm 76% so với nguồn Trung ương đầu tư thuộc Chương trình 30a, Chương trình 135…

Cán bộ Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nghĩa Đàn hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai lang cho bà con. Ảnh: Tư liệu
Cán bộ Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nghĩa Đàn hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai lang giống mới cho nông dân. Ảnh: Tư liệu

Qua triển khai các chính sách giảm nghèo đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân vùng dân tộc thiểu số, miền núi đạt 8,4%, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29,09 triệu đồng, bằng 76,8% so với toàn tỉnh. Tuy  nhiên, thực tế thực hiện chương trình giảm nghèo tại các huyện miền núi vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Mô hình giảm nghèo quy mô còn nhỏ, nguồn vốn đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo còn thấp, công tác lồng ghép nguồn lực khó khăn, thiếu bền vững; một bộ phận người nghèo còn có tư tưởng không muốn thoát nghèo…

Tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tỉnh làm rõ việc triển khai hệ thống các văn bản hướng dẫn tới các địa phương; việc bố trí nguồn vốn đến thời điểm hiện tại; nêu rõ những bất cập về cách xác định tiêu chí theo chuẩn đa chiều.  
Phát huy làng nghề thổ cẩm tại đồng bào dân tộc Thái ở các huyện miền núi. Ảnh: Tư liệu
Phát huy làng nghề thổ cẩm tại đồng bào dân tộc Thái ở các huyện miền núi. Ảnh: Tư liệu
“Tỉnh cũng cần làm rõ việc chồng chéo của các quyết định từ trung ương đến địa phương để có những tham mưu kịp thời. Bên cạnh đó nên chia các đối tượng nghèo thành hai nhóm, để có những chính sách hỗ trợ thường xuyên với những hộ nghèo không thể thoát nghèo, đồng thời có chính sách hỗ trợ thúc đẩy đối với những hộ vươn lên thoát nghèo.” – Đồng chí Hoàng Xuân Lương thành viên đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến.
Tìm giải pháp hỗ trợ người nghèo hiệu quả hơn
Đồng chí Thái Thanh Quý phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga
Đồng chí Thái Thanh Quý phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Thái Thanh Quý khẳng định: Trong những năm qua, tỉnh ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững cho bà con địa bàn dân tộc thiểu số, miền núi; đặc biệt lựa chọn những cây con có hiệu quả kinh tế, đưa nông nghiệp công nghệ cao về vùng miền núi.

Trăn trở về các giải pháp thoát nghèo đối với địa bàn vùng dân tộc  thiểu số, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, không nên giao chỉ tiêu mệnh lệnh hành chính, hộ nghèo nào tiệm cận với thoát nghèo cần đưa lên hộ cận nghèo để có những chính sách hỗ trợ thiết thực. “Hiện toàn tỉnh còn 9.500 hộ đặc biệt khó khăn, trong đó có gần 2.500 hộ không có khả năng thoát nghèo, sắp tới tỉnh sẽ có chính sách bảo trợ từ 300 – 400 ngàn đồng để các hộ này đảm bảo cuộc sống" - Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.

“Tuy nhiên hiện vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại trong nhân dân, nên sắp tới cần hạn chế đầu tư trực tiếp để bà con vươn lên thoát nghèo” – Đồng chí Thái Thanh Quý nêu ý kiến.

Tiếp thu các ý kiến trong khuôn khổ cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Thúy Anh hứa sẽ tổng hợp các kiến nghị trình lên Quốc hội để có phương án điều chỉnh phù hợp các chính sách giảm nghèo cho các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi Nghệ An.  

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.