Sinh bệnh học của hội chứng chuyển hóa
Kỳ 53: Béo phì và vấn đề kháng insulin
Kháng insulin là nguyên nhân hay là hậu quả của béo phì? Để làm rõ vấn đề này chúng ta hãy tìm hiểu xem: Thế nào là kháng insulin? Từ thực tế theo dõi, quản lý bệnh ĐTĐ typ 2, người ta đã có nhận xét " trong bệnh đái tháo đường typ 2 nhiều khi lượng glucose máu tăng mà mức insulin máu vẫn bình thường thậm chí còn tăng cao". Người ta đã xác định, như vậy "kháng insulin máu xảy ra khi tế bào không đáp ứng hoặc bản thân tế bào chống lại sự tăng insulin máu". Và có thể là do suy giảm hoạt động của insulin nội sinh, sự suy giảm này có thể là giảm độ nhạy cũng có thể giảm đáp ứng của insulin, hoặc cả hai.
Vì vậy, có thể nói rằng kháng insulin là hậu quả, chứ không phải là nguyên nhân của béo phì. Biến chứng của béo phì như đái tháo đường typ 2 chẳng hạn, là kết quả của chuyển hóa bất thường của sự dư thừa các axit béo tự do, các triglycerit trong các tế bào không phải tế bào mỡ. Người ta cũng chứng minh tế bào beta tuyến tụy khi bị tích lụy quá nhiều tế bào mỡ sẽ bị nhiễm độc mỡ. Cho nên ở người béo phì tình trạng nhiễm độc mỡ là tất nhiên.
Khi dư thừa axit béo tự do nhiều trong máu, kéo theo sự ức chế hấp thu glucose đã được insulin hoạt hóa, sự ức chế này thông qua con đường ức chế bộc lộ một loại gen GLUT-4 để truyền tín hiệu, từ đó dẫn đến đề kháng insulin....
Axit béo tự do còn gây đề kháng insulin thông qua làm thay đổi trạng thái lỏng ở màng tế bào ảnh hưởng đến thụ thể insulin gắn ở màng tế bào. Ngoài ra axits béo tự do còn gây đề kháng insulin ở gan...
Bác sỹ: Nguyễn Văn Hoàn (Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An)