Sinh ra ở trại tị nạn...

(Baonghean.vn) - 5 năm nội chiến liên miên tại Syria, không biết bao nhiêu căn lều tạm bợ đã trở thành chỗ nương thân cho những mảnh đời lang thang ở trại tị nạn Zaatari của Jordan. Những bụi cây rậm rạp cũng dần hình thành những đường mòn nhỏ, chỉ thiếu mỗi tên đường. Và 1 thế hệ đã chào đời, từ những người cha, người mẹ luôn đau đáu nỗi niềm lo sợ rằng những đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ biết đến mảnh đất quê hương.

Một thế hệ mới chào đời trong khu trại tị nạn Zaatari. Ảnh: Reuters.
Một thế hệ mới chào đời trong khu trại tị nạn Zaatari. Ảnh: Reuters.

Hudhayfah Al Hariri, chạy trốn khỏi Deraa từ 4 năm trước, đã chứng kiến Zaatari nhanh chóng phát triển thành nơi cư ngụ của khoảng 85.000 người di cư, trở thành “thành phố” đông dân thứ 4 của Jordan. Những đứa trẻ chơi đùa giữa những căn nhà tạm bợ, trường học được mở ra, bác sỹ chăm lo sức khỏe cho mọi người, trẻ sơ sinh trong vòng tay những người luống tuổi.

Hariri, 26 tuổi, từng lên kế hoạch kết hôn ngay tại thị trấn quê nhà. Căn hộ tương lai của cặp đôi đã được trang hoàng cẩn thận. Nhưng khi các đợt pháo kích không ngừng tăng lên, anh buộc phải sơ tán khỏi nơi chôn rau cắt rốn. Lễ thành hôn của Hariri khởi đầu cho nhiều lễ cưới sau này được tổ chức tại khu trại hoang vắng cách biên giới Syria chỉ chừng 15 km.

Lễ cưới của vợ chồng anh Hariri tại trại tị nạn ở Mafraq, Jordan hồi tháng 9/2012. Ảnh: Reuters.
Lễ cưới của vợ chồng anh Hariri tại trại tị nạn ở Mafraq, Jordan hồi tháng 9/2012. Ảnh: Reuters.

Bức ảnh ngày cưới là hình ảnh Hariri cùng người vợ trẻ cùng ngồi trên ghế nhựa, phông nền phía sau là một tấm thảm lễ hội màu cam, anh nhìn có vẻ cứng nhắc trước ống kính, còn chị liếc mắt sang chỗ khác, chất chứa trầm tư.

Hariri giờ đây đã là cha của 2 đứa trẻ. Ảnh: Reuters.
Hariri giờ đây đã là cha của 2 đứa trẻ. Ảnh: Reuters.

Giờ đây, người cha của 2 đứa trẻ lo ngại rằng những đứa con được sinh ra tại trại tị nạn - 1 đứa 2 tuổi và 1 đứa 8 tháng tuổi - có thể mất đi sự kết nối với quê nhà và gia đình đã bị bỏ lại phía sau.

Hariri nói: “Ước mơ của tôi là trở lại Syria, và nuôi dạy con cái ở đó - sống trên mảnh đất của ông cha, để con tôi được sống ở nơi tốt đẹp nhất. Quê hương của chúng tôi không phải ở đây, mà là Syria. Khi chúng lớn thêm một chút, tôi sẽ kể chúng nghe, nhưng tôi vẫn hy vọng chúng được trưởng thành ở Syria”.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad nổ ra hồi năm 2011, hơn 4,2 triệu người đã phải rời bỏ Syria. Khoảng 13,5 triệu người cần được bảo vệ và giúp đỡ trong lãnh thổ Syria, trong đó hơn 6 triệu là trẻ em.

Khu trại tị nạn Zaariri tại Jordan, chụp hôm 7/3. Ảnh: Reuters.
Khu trại tị nạn Zaatari tại Jordan, chụp hôm 7/3. Ảnh: Reuters.

Um Ahmad, 26 tuổi, cũng phải biệt xứ từ 3 năm trước sau khi ngôi nhà của cô ở Homs bị phá hủy sau những đợt pháo. Hiện người phụ nữ trẻ này đang mang thai đứa con thứ 4, và đây cũng là lần thứ 2 cô lâm bồn trong trại tị nạn.

Những đứa trẻ chỉ được sống vài năm đầu đời ở Syria, và những ký ức về quê nhà dần phai mờ trong tâm trí chúng là điều khiến Um Ahmad cảm thấy buồn bã nhất: “Khi chúng tôi mới tới đây, chúng liên tục hỏi ‘bao giờ chúng ta quay về hả mẹ?’. Nhưng giờ chúng đã quên điều đó, mải vui chơi, học hành,… Nếu ở đây thêm 2 năm nữa thôi, tất cả chúng tôi rồi sẽ quên mất Syria”.

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính mỗi tuần lại có 50-80 trẻ được sinh ra tại Zaatari kể từ khi trại được thành lập năm 2012.

LHQ ước tính mỗi tuần lại có thêm 50-80 trẻ sơ sinh tại đây. Ảnh: Reuters.
Ước tính mỗi tuần lại có thêm 50-80 trẻ sơ sinh tại đây. Ảnh: Reuters.

Khu trại có 2 cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản, một là bệnh viện dã chiến Morocco, có 60 giường bệnh, 1 phòng phẫu thuật và đội ngũ nhân viên 118 người.

Phòng khám còn lại là của Liên hợp quốc hỗ trợ, có 24 giường, 39 bác sỹ sản khoa, nhi khoa và y tá.

Bé gái chào đời sau ca sinh mổ tại bệnh viện dã chiến. Ảnh: Reuters.
Bệnh viện, phòng khám dã chiến là nơi chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ và trẻ em ở trại tị nạn. Ảnh: Reuters.

Bé gái Siwar chào đời hôm 7/3 trong phòng phẫu thuật thiếu sáng ở bệnh viện dã chiến Morocco, sau ca sinh mổ tại một căn lều được khử trùng để đáp ứng điều kiện phẫu thuật.

Bé gái chào đời sau ca sinh mổ trong căn lều được khử trùng phục vụ phẫu thuật tại Zaatari hôm 7/3. Ảnh: Reuters.
Bé gái chào đời sau ca sinh mổ trong căn lều được khử trùng phục vụ phẫu thuật tại Zaatari hôm 7/3. Ảnh: Reuters.

Mẹ của bé, Um Rimas, 22 tuổi, cho biết nỗi buồn lớn nhất của cô là cha mẹ mình không được gặp cháu ngoại. Cất giọng yếu ớt sau khi sinh đứa con thứ 2 ở Zaatari, cô nói: “Mọi chuyện ở đây thật khó khăn. Nếu ở quê nhà, xung quanh là gia đình, tôi sẽ cảm thấy khác, còn ở trại tị nạn tôi chẳng có lấy một người thân”.

Thu Giang

(Theo Reuters)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.