Sinh viên chật vật với chuẩn đầu ra ngoại ngữ

(Baonghean.vn) - Thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, Trường Đại học Vinh đã áp dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ bậc 3. Điều này đã khiến không ít sinh viên phải chật vật mới ra được trường.
Chưa thể tốt nghiệp vì thiếu bằng ngoại ngữ
Duy* (SN1995) - nhân viên tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Minh Khai (TP. Vinh) đôi khi vẫn hay được những người làm cùng gọi đùa bằng cái tên “sinh viên giả” của Trường Đại học Vinh.
“Thi vấn đáp bằng tiếng Anh, em rất hồi hộp, phát âm không chuẩn khiến em càng tự ti, căng thẳng không thi nói tốt. Nhưng nói gì thì nói, lần thi tới đây em phải ôn lại để lấy cho bằng được cái bằng B1 rồi còn nộp xét lấy bằng tốt nghiệp. Chứ hiện tại chưa có bằng, muốn tìm một công việc ổn định hơn cũng khó” - Duy tâm sự.
Giải thích cái tên lạ đời của mình, chàng trai 22 tuổi này cho biết, cái tên này bắt nguồn từ việc mình chưa thể tốt nghiệp vì thiếu bằng ngoại ngữ. “Dù đã học hết các tín chỉ trên trường nhưng vì thi mấy lần đều trượt bằng B1 tiếng Anh nên em chưa đủ điều kiện để nhà trường xét tốt nghiệp. Thế nên các anh chị cùng làm mới đùa rằng trước đây thì đúng là sinh viên thật 100% nhưng giờ đã trở thành sinh viên giả” - Duy cười.  Kể về hành trình lấy tấm bằng tiếng Anh của mình, Duy chỉ biết tóm lại bằng chữ “khổ”. “Em thi B1 2 lần đều không đủ 50/100 điểm để đậu. Đợt thi mới nhất là vào giữa tháng 12/2017 em chỉ được hơn 40/100. Bài thi có 4 phần gồm: đọc, viết, nghe, nói thì cả 2 lần điểm nghe và nói của em đều không quá nổi 10 điểm” - Duy cho biết.
Lý giải về việc kém tiếng Anh, Duy kể, từ hồi học cấp 2, cấp 3 ở quê, em chỉ xem đây là môn học phụ nên không đầu tư nhiều. Lên đại học, việc học tiếng Anh lại càng khó do đã bị hổng một lượng lớn kiến thức ở cấp dưới. Hơn nữa, Duy cũng ít có thời gian luyện nghe, nói tiếng Anh vì thời gian rảnh chủ yếu dành cho việc đi làm thêm trang trải cuộc sống ngay từ năm nhất. Một lý do khác là việc thi nói bằng tiếng Anh thực sự là một vấn đề không hề nhỏ với Duy. 
Sinh viên cần chủ động hơn trong việc học ngoại ngữ, như thực hành, các tình huống giao tiếp với người nước ngoài. Ảnh: Chu Thanh
Sinh viên cần chủ động hơn trong việc học ngoại ngữ, như thực hành, các tình huống giao tiếp với người nước ngoài. Ảnh: Chu Thanh
Không nợ môn, tiếng Anh tốt, thậm chí là thi đạt bằng C1 nhưng Linh* cùng khóa với Duy vẫn chưa được xét tốt nghiệp vì không thi được bằng B1 tiếng Pháp. Là sinh viên học hệ tiếng Anh chính quy, bên cạnh quy định đạt bằng C1 tiếng Anh, nhà trường còn yêu cầu sinh viên phải có bằng B1 tiếng Pháp để ra trường.
Vấn đề của Linh cũng xuất phát từ đây. Theo chương trình học, tiếng Pháp được nhà trường đưa vào bắt đầu từ kỳ 3 của năm 2 và sinh viên chỉ phải học tiếng Pháp 1, tiếng Pháp 2 trong kỳ 3 và 4. Thế nên, đến thời điểm thi lấy bằng B1 tiếng Pháp vào năm 4, do kiến thức “rơi rớt” nhiều nên Linh không đạt được 50/100 điểm và phải chờ thi lại lần sau.
Cần sự chủ động của sinh viên Theo PGS.TS Ngô Đình Phương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, bắt đầu từ khóa 54 trở đi, tất cả sinh viên của Trường Đại học Vinh khi tốt nghiệp đều phải chuẩn đầu ra, ít nhất là có bằng ngoại ngữ trình độ bậc 3/6 (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu). Cụ thể, hiện nhà trường đang đặt ra 2 mức độ yêu cầu với sinh viên: Các sinh viên học hệ không chuyên ngành tiếng Anh thì chỉ cần đạt trình độ bậc 3/6; Các sinh viên học hệ tiếng Anh chính quy thì phải đạt được tối thiểu bậc 5/6 (tương đương trình độ C1 theo khung tham chiếu châu Âu) và có bằng B1 tiếng Pháp. Trên thực tế, ở Trường Đại học Vinh đã có trường hợp sinh viên phải thi đến lần thứ 5 mới có được bằng tiếng Anh và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp ra trường.  Nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên ra trường, đồng thời đảm bảo chất lượng đầu ra, Trường Đại học Vinh chia làm 3 đợt xét tốt nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, đợt xét tốt nghiệp lần 1 cũng chỉ đạt tỷ lệ 65 -70%. Số còn lại chưa được xét tốt nghiệp, theo PGS.TS Ngô Đình Phương, ngoài các sinh viên bị thiếu môn, nợ môn và một số lý do khác thì số lượng không nhỏ là sinh viên thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho rằng, các sinh viên đến từ vùng nông thôn, vùng khó khăn thường gặp khó khăn trong việc học, thi ngoại ngữ mà trong trường hợp này là học tiếng Anh. Nguyên nhân là do việc học tiếng Anh của các sinh viên khi còn đang theo học các trường THPT chưa bài bản, hiệu quả chưa cao.
Để khắc phục tình trạng này, nhà trường đã cho tổ chức các không gian học tiếng Anh; các CLB sinh hoạt tiếng Anh cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ liên chi đoàn, liên chi hội của trường... Song song với đó, Trường Đại học Vinh cũng đã lập Ban chỉ đạo với nòng cốt là khoa Ngoại ngữ, xác định chiến lược phát triển cụ thể xem tiếng Anh là công cụ giúp mở rộng cánh cửa tri thức cho sinh viên, giảng viên của trường. Đồng thời tin rằng, việc quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 trở lên đã tác động tích cực đến sinh viên, giúp các sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc học thêm tiếng Anh, từ đó chủ động hơn trong việc học tập.
Tiếng Anh trong trường Đại học đang được đẩy mạnh. Ảnh: Chu Thanh
Tiếng Anh trong trường Đại học đang được đẩy mạnh. Ảnh: Chu Thanh
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, yêu cầu về ngoại ngữ đang ngày càng trở nên thiết yếu, mở ra nhiều cánh cửa tương lai cho giới trẻ. Với xu thế này, việc quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ là một điều tất yếu, thiết thực.
Thế nhưng, để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường đại học không phải là điều dễ dàng, khi mà quá trình đổi mới phương pháp đào tạo vẫn là điều nan giải. Đó là chưa tính đến việc giảng dạy trong các trường đại học, các khoa không chuyên ngữ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; không ít bạn sinh viên trẻ vẫn còn thờ ơ, ý thức chưa cao trong việc tự rèn luyện khả năng ngoại ngữ cho bản thân… Và trong lúc chờ tìm ra giải pháp thì câu chuyện sinh viên chật vật ra trường vì thiếu bằng ngoại ngữ, chắc vẫn sẽ được xướng lên thường xuyên hơn trong thời gian tới.
----------------------------------
* Tên nhân vật được thay đổi theo yêu cầu.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.