Sinh viên làm thêm: Được và mất

(Baonghean) - Hiện có rất nhiều sinh viên chủ động tìm cho mình một việc làm thêm để vừa trải nghiệm thực tế, vừa kiếm thêm ít tiền trang trải các khoản chi tiêu. Điều đó đang được nhiều người coi là xu hướng tích cực; nhưng trong thực tế cái gì cũng có hai mặt...

Những cái được

Có thể coi công việc ngoài giờ của sinh viên là một môi trường học tập mà nhà trường không thể dạy được. Sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội giúp cho họ có được thêm tự tin, bản lĩnh rất có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện thêm những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng đường.

Bạn Đoàn Xuân Quý - sinh viên khoa Kiểm toán quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân (Hà Nội) là một ví dụ. Được biết, bố mẹ đều là công chức Nhà nước sống ở huyện miền núi Con Cuông, để nuôi Quý ăn học là tương đối vất vả. Cộng cả tiền học phí, tiền học thêm, tiền trọ và các khoản chi tiêu khác mất nguyên một suất lương của bố. Chính vì thế, ngoài giờ học trên giảng đường, Quý dành một ngày 4 tiếng làm thêm ở một công ty kiểm toán tư nhân.

Quý cho biết: “Mặc dù cầm thẻ lương của bố nhưng phải chi tiêu khoa học lắm mới đủ. Vì thế em phải đi làm để trang trải thêm, bởi so với các bạn học ở TP. Vinh thì học ở Hà Nội tốn kém hơn nhiều. Hơn nữa, đi làm thêm cũng rèn luyện được các kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm làm việc”.

Sinh viên Phạm Thị Ngọc Bích - Trường Cao đẳng nghề Du lịchThương mại Nghệ An chọn gia sư là việc làm thêm của mình.
Sinh viên Phạm Thị Ngọc Bích - Trường Cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An chọn gia sư là việc làm thêm của mình.

Ở mỗi ngành học, sinh viên thường có xu hướng chọn cho mình những công việc gần với thực tế công việc của họ sau khi ra trường. Ví như sinh viên trong các ngành học kinh tế, việc làm thêm họ chọn chủ yếu là các công ty. Bởi ở đó, họ sẽ hiểu biết hơn về tâm lý khách hàng, cách điều hành và chiến lược kinh doanh, chiến lược maketing... Còn sinh viên ngành Sư phạm, họ thường đến các trung tâm gia sư, lò luyện thi để tìm kiếm công việc. Bởi đó là môi trường tốt nhất để họ thực hành các kỹ năng giảng dạy, truyền thụ kiến thức, tâm lý lứa tuổi. Sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ lại lựa chọn những quán cafe, nhà hàng, công ty lữ hành, ở đó họ có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để trau dồi khả năng nghe nói và giao tiếp. 

Bạn Hoàng Thu Trang, sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Vinh, làm việc trong một công ty lữ hành chuyên cung cấp dịch vụ du lịch Homestay cho biết: Trên thực tế, nếu học kiến thức từ trường, mình không thể bằng giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài. Nhưng khi đi làm thêm, mình sẽ rèn luyện được kỹ năng nghe, nói, phản xạ và cả cách dùng từ cho phù hợp với ngữ cảnh. 

Với nhiều sinh viên, tìm cho mình một công việc bán thời gian, không chỉ giúp có thêm khoản chi tiêu mà còn tránh "nhàn cư vi bất thiện"; có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

Có thể thấy, đối với sinh viên, việc họ đi làm thêm sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, từ tiền bạc, các kỹ năng mềm khác... Bên cạnh đó, những người đã từng đi làm thêm sau khi ra trường đi phỏng vấn tìm việc sẽ tự tin hơn so với những người khác.

Ông Đặng Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Mía đường Sông Lam nhận xét: Mặc dù bằng cấp trong hồ sơ rất quan trọng, nhưng kinh nghiệm làm việc mới là yếu tố quyết định. Riêng công ty chúng tôi, đối với sinh viên mới ra trường, chỉ cần một vài câu phỏng vấn là biết bạn đó đã từng làm việc hay chưa. Ai đã từng đi làm thêm, kể cả lĩnh vực ngoài chuyên môn đều thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp hơn hẳn những bạn khác.

Và những tác động “ngược”

Không thể phủ nhận lợi ích của việc làm thêm đối với sinh viên, nhưng làm thêm như thế nào và làm thêm những gì, đó là điều mà các bạn sinh viên cần phải tính toán. Quãng thời gian sinh viên là để tích lũy kiến thức, vì vậy không nên làm thêm những công việc không liên quan đến ngành nghề mình đang học, ngoại trừ những sinh viên không có sự lựa chọn nào khác.

Bạn Hương Vi ở Quỳ Châu - sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Vinh chia sẻ: Không tìm được việc phù hợp nên em đành chấp nhận làm PG (nữ nhân viên tiếp thị, người mẫu quảng cáo, lễ tân) ở quán karaoke, ngoài việc được trả lương 1.000.000/tháng, thì mỗi tháng em kiếm thêm được vài triệu đồng tiền khách cho. Thế nên về chuyện tiền bạc, bố mẹ em không phải suy nghĩ nhiều lắm. Tuy nhiên, cũng vì làm trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với người “quá chén”, nên chuyện bị chọc ghẹo, khinh rẻ ngày nào cũng gặp. Đấy là chưa kể có khi bạn bè, hay người thân bắt gặp, không biết họ có hiểu cho không. Vẫn biết đi làm sẽ mất thời gian, sức khỏe, nhưng biết làm sao! Không làm thì bố mẹ vất vả... 

Nguyễn Lan Phương, sinh viên năm cuối Trường CĐSP Vinh làm thêm ở một quán cafe gần ngã tư ga.
Nguyễn Lan Phương, sinh viên năm cuối Trường CĐSP Vinh làm thêm ở một quán cafe gần ngã tư ga.

Một trong những nghề “làm thêm” của sinh viên thường bị gây “hiểu lầm” trong xã hội hiện nay là nghề tiếp khách thuê (dù nghề này không phổ biến). Hiện không ít người có tiền thường thể hiện đẳng cấp bằng việc “nuôi” sinh viên các trường đại học, cao đẳng để đi tiếp khách cho họ trong các bữa tiệc. Mỗi khi cần tiếp khách, họ sẽ gọi cho những sinh viên này.

Ở đó, các bạn “thực hiện hợp đồng” bằng việc uống rượu, bia... Họ phải uống đến khi nào khách say hoặc chí ít cũng là để cho khách vị nể đẳng cấp của ông chủ mình mới thôi. Như vậy có nghĩa sức khỏe, việc học hành của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Và rồi biết đâu đấy, trước cám dỗ đồng tiền, khi men rượu điều khiển họ có thể còn mất nhiều thứ hơn nữa, thậm chí làm những việc phạm pháp ngoài ý muốn. 

Rõ ràng việc đi làm thêm là một nhu cầu có thực, lợi ích của việc đi làm bán thời gian đối với sinh viên cũng khó có thể đo đếm được. Tuy nhiên, để việc làm đó thực sự có ý nghĩa, thì họ nên chọn những việc gần với ngành nghề mà mình đang học, như xin vào cửa hàng sửa chữa máy tính nếu học công nghệ thông tin; làm cộng tác viên cho một tờ báo nếu bạn học chuyên ngành về báo chí; làm gia sư nếu bạn học ngành Sư phạm... Chỉ khi đó, họ mới tích lũy được kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường. Còn nếu làm những công việc trái ngành, đôi khi chỉ giúp giải quyết được những khó khăn về tiền bạc trước mắt mà thôi.

Cảnh Nam - Thành Cường

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.