Sinh viên sư phạm: Băn khoăn trước thềm đổi mới

Nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định, muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trường sư phạm phải là nơi tiên phong. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm trước thềm đổi mới, mà cột mốc quan trọng là đổi mới chương trình GDPT tổng thể, ngày 4/11, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên ĐHSP Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Đổi mới Chương trình và sách giáo khoa”. 

Đừng quá lo lắng về môn Sử

Trong buổi nói chuyện, nhiều SV tỏ ra băn khoăn về tương lai khi bước vào thực hiện chương trình GDPT mới, đặc biệt với SV khoa Lịch sử. 

Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - Nguyên Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương, hiện là Viện trưởng Viện Khoa học xã hội (ĐHSP Hà Nội): Trong thời gian vừa qua, rất nhiều Giáo sư, giáo viên và và học sinh kiến nghị với Ban soạn thảo cũng như Bộ GD&ĐT yêu cầu môn Sử là môn bắt buộc. Có Giáo sư nói HS không muốn học thì phải bắt buộc, hoặc là chúng ta phải giáo dục tinh thần yêu nước.

Cô giáo Bích Thảo hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm trong tiết học Giáo dục công dân.
Cô giáo hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm.

Ông Vỳ chia sẻ: Khoa học xã hội (KHXH) rất quan trọng, quan trọng trong giáo dục phẩm chất, nhân cách của con người nói chung và đối với thế hệ trẻ nói riêng. Trên thế giới cũng như Việt Nam, người ta nói rằng KHXH đang ở vị trí rất thấp, hay nói cách khác có phần coi thường môn KHXH.

Bây giờ hiểu tích hợp ở môn KHXH là như thế nào? Ở tiểu học sẽ không học môn Lịch sử như cũ, tức là Lịch sử trước đây học từ Hùng Vương, Văn Lang, Âu Lạc… và lên cao cũng học thế. Bây giờ Lịch sử, Địa lý cộng với các kiến thức khác sẽ chuyển thành môn Tìm hiểu Xã hội ở lớp 4 và lớp 5. Chúng tôi dự kiến học bằng cách kể chuyện theo chủ đề, làm thế nào cho nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ hiểu…

Nhưng vấn đề được nhiều người quan tâm nhất, đó là bậc THPT Lịch sử và Địa lý sẽ là môn tự chọn hay bắt buộc? 

Về điều này, PGS TS Mai sỹ Tuấn, Trưởng khoa Sinh học (ĐHSP Hà Nội) chia sẻ: Đúng là có những môn phải là môn bắt buộc, có những môn phải là môn tự chọn. Việc này tùy từng hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể, có thể lúc này môn Sử chưa bắt buộc nhưng lúc khác sẽ bắt buộc. 

Tuy nhiên cần có quan điểm rõ ràng, nếu chúng ta đổi mới toàn diện thì chúng ta phải giáo dục toàn diện. Tất cả các môn học đều như nhau, không có môn nào là môn chính và không có môn nào là môn phụ. Đồng thời cũng sẽ không có hoạt động nào là chính khóa, hoạt động nào là ngoại khóa, mà đều là hoạt động của giáo dục quan trọng mà chúng ta gọi là trải nghiệm sáng tạo. Tất cả môn học đều có sáng tạo, đồng thời nhà trường lại có hoạt động trải nghiệm sáng tạo.  

“Như vậy thì các thầy cô dạy Sử cũng chẳng có gì lo lắng cả. Nếu lo lắng thế thì môn Sinh có lo lắng không? Nếu mà môn Sinh không được coi trọng, đến khi chữa bệnh không có công nghệ sinh học thì có chữa được không, có quan trọng không? Đất nước chúng ta đang phát triển để trở thành một nước CNH – HĐH, vậy thì Lý và Hóa cũng quan trọng chứ? Môn nào bắt buộc hay không bắt buộc là tùy thuộc vào hoàn cảnh chứ không phải do nhận thức coi thường môn này coi trọng môn kia. Tất cả các môn đều quan trọng như nhau” – ông Tuấn giải bày. 

Tương tự, PGS TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Đến hôm nay, sự trao đổi căng thẳng nhất chỉ là chuyện tên môn học thôi, chứ đương nhiên Lịch sử là môn học bắt buộc ở cả 3 cấp. Vấn đề “căng” nhất là ở cấp 3 Lịch sử có đứng có riêng hay không. 

Đổi mới phương pháp rất quan trọng

Trước những vấn đề đưa ra, PGS Nghiêm Đình Vỳ khẳng định: Đổi mới phương pháp là rất quan trọng. Và thầy giáo là người quan trọng nhất.  

Từ sáng sớm, hàng chục thí sinh ở Thành phố Vinh đã đến trường THPT Lê Viết Thuật - 1 trong 20 điểm trường do Sở Giáo dục - Đào tạo bố trí để hỗ trợ thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào các trường Đại học, cao đẳng
Ảnh minh họa.

Theo đó PGS Vỳ đề xuất: Với chương trình mới, Lịch sử lên cấp THPT sẽ không lặp lại theo THCS nữa mà học theo các chủ đề, ở tất cả các lớp nhưng phân ra các chủ đề. Bên cạnh đó có những chủ đề theo cách của Bộ, chúng tôi thấy cần cố gắng nghĩ ra những chủ đề thật hay, ví dụ chủ để “Chiến tranh và hòa bình trong lịch sử”, trong đó có các chủ đề nhỏ như “Quá khứ không bình yên” dạy về chiến tranh thế giới, hay chủ đề “Âm thanh của hòa bình” để nói về các tổ chức Liên hợp quốc, kêu gọi hòa bình…

Cùng quan điểm PGS TS Mai Sỹ Tuấn cho rằng: Tích hợp có nội môn, có xuyên môn và đa môn, có nghĩa dạy học tích hợp là một phương pháp dạy. Và  không chỉ có những môn đã hình thành như Bộ GD&ĐT đưa ra mới là tích hợp. Tất cả các môn chúng ta đều có thể tích hợp để góp phần vào hình thành năng lực. Ví dụ môn Văn có nhiều hình thức tích hợp, tích hợp Sử, tích hợp Địa… và ngược lại.   

Với môn ngoại ngữ, các chuyên gia nhấn mạnh: Trong nhiều môn phải đổi mới thì ngoại ngữ phải đổi mới nhất. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không làm được gì cả nếu chúng ta không đổi mới được chương trình SGK.  

Theo Đại đoàn kết

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.