So sánh F-22 của người Mỹ với Su-57 của Nga

Ngọc Hòa 18/05/2018 11:19

Là những chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới, F-22 và Su-57 đều có những thế mạnh riêng khiến chúng là đối thủ đáng gờm của nhau.

Theo trang National Interest, muốn so sánh máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của hai nước, trước hết phải hiểu rõ mục tiêu thiết kế của chúng. Tiêm kích Su-57 chủ yếu dùng để thực hiện nhiệm vụ mang tính phòng thủ, trong khi đó F-22 lại có đặc điểm tấn công rất mạnh.

Sự ra đời của Su-57 được coi là tiêu chí phục hưng toàn diện của công nghiệp quân sự Nga. Nó có ý nghĩa mang tính quyết định phá vỡ vị thế độc quyền máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, đối phó với lực lượng trên không do Mỹ chiếm ưu thế.

Tiêm kích Su-57.

Su-57 được gọi là “kết tinh toàn bộ tinh hoa của ngành chế tạo hàng không Nga”. So với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Mỹ, tiêm kích tàng hình Nga vừa có ưu thế, vừa có chỗ thua kém.

Tiêm kích Su-57 có tính năng cơ động tốt. Nga có ưu thế hơn Mỹ trong nghiên cứu công nghệ đẩy véc-tơ, vì vậy Su-57 sẽ sử dụng động cơ có lực đẩy lớn của công nghệ kiểm soát lực đẩy véc-tơ, ống phun 3D có đặc tính hoạt động tốt.

Để nâng cao tính năng cơ động, thiết kế khí động học của Su-57 đã thực hiện được 2 sáng tạo lớn: Đầu tiên là “cánh vịt nhất thể” (cánh phụ nhỏ phía trước, cánh mũi, canard). Theo đó vừa nâng cao được tác dụng kiểm soát lực nâng vừa không mất đi tính tàng hình.

Tiêm kích được thiết kế với kiểu đuôi buông nghiêng, quay mọi hướng. Đuôi buông và đuôi bằng của Su-57 đều rất nhỏ, cho thấy khả năng chuyển hướng lực đẩy của Nga đã đạt trình độ tương đối cao.

Su-57 tiếp tục áp dụng bố cục nạp khí ở bụng, cộng với áp lực của cánh thấp hơn F-22, làm cho Su-57 ở góc tấn lớn có tính ổn định và khả năng điều khiển tương đối tốt, tính cơ động có thể trội hơn F-22. Do động cơ tạo ra lực đẩy mạnh nên cự ly cất/hạ cánh ngắn, lượng tải đạn lớn.

Chiến đấu cơ tàng hình Nga có thể cất/hạ cánh trong cự ly 400 m, cự ly của F-22 là 450-916 m. Lượng tải đạn của Su-57 lớn hơn F-22, tải trọng chiến đấu có thể lên tới 6 tấn, bên trong bố trí 3 khoang vũ khí, khoang tải đạn đã chiếm 1/3 toàn bộ máy bay, bên ngoài thân máy bay còn có thể mang theo vũ khí.

Tiêm kích F-22.

Nó có thể khởi động và phóng tên lửa trong trạng thái cao siêu âm, trong khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ lại cần giảm tốc độ rồi mới tiếp tục phóng tên lửa. Ưu điểm lớn của Su-57 là giá thành tương đối thấp. Dự kiến chi phí chế tạo hàng loạt Su-57 trong tương lai khoảng 80-100 triệu USD, bằng 60% chi phí chế tạo F-22.

Ngoài ra, Su-57 cũng có điểm độc đáo trên thiết kế khoang điều khiển. Thông qua trang bị hệ thống cấp dưỡng khí và ghế phóng kiểu mới, đã làm giảm sự tác động của trọng lực cao đối với phi công, có thể nâng lớn độ thoải mái, dễ chịu cho phi công, làm cho họ chuyên tâm vào thực hiện nhiệm vụ chiến thuật.

Mặc dù việc nghiên cứu chế tạo và bay thử Su-57 muộn hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, có “ưu thế hậu sinh” nhất định, nhưng trên nhiều mặt, Su-57 vẫn lạc hậu so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của quân Mỹ.

Thứ nhất là thua kém về thiết bị điện tử hàng không. Su-57 sử dụng hệ thống radar tiên tiến có thể phát hiện mục tiêu ngoài 400 km, có thể đồng thời bám theo 60 mục tiêu trên không và tấn công 16 mục tiêu trong số đó.

Trên máy bay đã trang bị hệ thống đối kháng và trinh sát vô tuyến điện kiểu mới, có thể phát hiện kẻ thù và gây nhiễu trong khi không để lộ bản thân. Việc chỉ huy kiểm soát máy bay của phi công cũng đã hoàn toàn thực hiện số hóa.

Nhưng Su-57 còn thiếu hệ thống thông tin tổng hợp thông minh cao, thiết bị chống gây nhiễu tự động và hệ thống kiểm soát tự động theo yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. So với “hệ thống RF tổng hợp đa chức năng” của Mỹ, Su-57 còn thiếu khả năng tự vệ với đầy đủ băng tần.

Khả năng tàng hình không đủ. Tiêm kích Su-57 áp dụng công nghệ tàng hình plasma, đầu, khoang, cánh và ống nạp của máy bay đều đã áp dụng thiết kế hình dáng độc đáo, khoang vũ khí cũng áp dụng phương thức lắp đặt bên trong, giúp cho mặt cắt phản xạ của radar chỉ là 0,5 m2, nhưng khả năng tàng hình của nó vẫn rõ ràng thua kém F-22.

Cùng một bộ radar, khoảnh cách bộc lộ của Su-57 gấp đôi F-22. Vì vậy, tiêm kích Su-57 mặc dù có thể vượt máy bay F-22 về một số tính năng, nhưng về chỉ tiêu tính năng tổng thể, rất khó trội hơn toàn diện so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của quân Mỹ.

Theo baodatviet.vn
Copy Link

Mới nhất

x
So sánh F-22 của người Mỹ với Su-57 của Nga
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO