Stephen Miller - nhân vật cá tính dữ dội ở Nhà Trắng

(Baonghean) - Người ta đã đúng khi chỉ trích Stephen Miller, cố vấn chính sách cao cấp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Những thông tin được phát giác gần đây cho thấy, nhân vật này đã thúc đẩy chính sách nhập cư cứng rắn của chính quyền, thay vì các biện pháp kiểm soát dòng người di chuyển qua biên giới.

TƯ TƯỞNG CỰC HỮU

Bộ lưu trữ các email của Stephen Miller do cựu nhân viên của hãng tin Breibart News Katie McHugh hé lộ mới đây cho thấy sự liên quan giữa chính sách nhập cư của chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Donald Trump và luật nhập cư phân biệt chủng tộc của các Tổng thống trước đây.

Theo những gì được viết trong các email này, Stephen Miller đã ca ngợi những biện pháp hạn chế nhập cư từng bị phê phán là mang nặng tư tưởng phân biệt chủng tộc từ một thế kỷ trước. Quan chức thân cận của Tổng thống Trump cũng cay đắng than thở rằng, luật pháp ngày nay đã “bỏ quên” chúng, thứ mà ông cho là “tiến bộ”.

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ trước nay đều bác bỏ sự liên quan giữa những quan điểm mang đầy tính thù địch này với chính sách của chính quyền. Nhưng thực tế là nếu họ muốn có bất kỳ cơ hội nào để kìm hãm sự trỗi dậy của phe cực hữu, thì những quan điểm như vậy đã không được phép xuất hiện trong chính Nhà Trắng. Lý do là bởi ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, rất nhiều phần tử theo tư tưởng Da Trắng thượng đẳng đã xuống đường tuần hành ngay tại thủ đô Washington DC.

Họ mong tìm kiếm một công việc trong hệ thống chính quyền dưới thời Tổng thống Trump và thậm chí là cả các cơ quan truyền thông cánh hữu. Và dư luận e ngại rằng một nhóm nhỏ nhưng rất tích cực này với ảnh hưởng và các mối liên hệ với cánh hữu của mình có thể đưa nước Mỹ ra khỏi quỹ đạo chính trị truyền thống. Và điều này từng được kiểm chứng dưới thời nhiều chính quyền Cộng hòa tiền nhiệm.

“Stephen Miller là một nhân vật có cá tính dữ dội và rất dễ gây ám ảnh”,  McHugh, người vừa từ bỏ các nhóm cực hữu miêu tả với NBC News hồi đầu năm. “Ông ta là một trong những nhân vật theo quan điểm da trắng thượng đẳng có thể dùng thuyết duy lý để che đậy lên mọi thứ. Và ông ấy có thể tháo chạy cùng chúng”, McHugh nhấn mạnh.

Stephen Miller (thứ 3 phải sang) chứng kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một đạo luật. Ảnh: AP
Stephen Miller (thứ 3 phải sang) cùng các quan chức Nhà Trắng chứng kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một đạo luật. Ảnh: AP

Trở lại với nội dung trong những email của Stephen Miller vừa được hé lộ, chúng đã miêu tả chi tiết quan điểm và đường hướng xây dựng chính sách của một trong những trợ lý thân cận nhất của Trump, người được coi là kiến trúc sư của các chính sách nhập cư rất cứng rắn của chính quyền. Stephen Miller thường xuyên dẫn thông tin từ các nhóm Da Trắng thượng đẳng trong các nội dung công việc của mình.

Ông cũng hướng các chính sách tới mục tiêu mà các nhóm này theo đuổi: tái triển khai các hạn chế nhập cư vốn được thiết kế để biến nước Mỹ thành mảnh đất của người da trắng. Tiêu biểu nhất trong số này là việc Miller hết lời ca ngợi các biện pháp hạn chế nhập cư hồi thập niên 1920, tập trung vào các nhóm người gốc Phi và gốc Á, cũng như những người tới từ Nam và Đông Âu. Trong các email, Stephen Miller cũng không giấu sự tức giận vì luật mới năm 1965 đã hủy bỏ chính sách này.

Trong một trao đổi khác vào năm 2015, Miller dành lời tán dương Calvin Coolidge - Tổng thống thứ 30 của nước Mỹ, vì đã “đóng cửa với nhập cư”. Vào những năm 1920, khi mà Calvin Coolidge cầm quyền, luật Nhập cư của Mỹ không chỉ ngăn chặn các trường hợp di dân châu Phi và châu Á, mà còn tìm cách giảm lượng người tới từ châu Âu, những người bị cho là có nguồn gốc di truyền thấp kém, ví dụ như người Italy hay người Do Thái.

Các cuộc biểu tình chống chính sách nhập cư cứng rắn của ông Trump diễn ra trên khắp nước Mỹ. Ảnh: AP
Các cuộc biểu tình chống chính sách nhập cư cứng rắn của ông Trump diễn ra trên khắp nước Mỹ. Ảnh: AP

Sự kỳ thị của luật Nhập cư này bắt nguồn từ một giả thiết khoa học mang tính phân biệt chủng tộc cho rằng thành công của nước Mỹ là kết quả của các công dân của nền tảng di truyền Bắc Âu. 

Các tác giả của những chính sách thời đó tin rằng những người có “nguồn gốc Bắc Âu” của nước Mỹ đã “tự sát về chủng tộc” khi cho phép những người có gene thấp kém hơn được nhập cư. Đây được cho là phiên bản học thuật đầu tiên của thuyết âm mưu ‘Diệt chủng Da Trắng’, thứ đã gợi cảm hứng cho các hành động khủng bố, và xả súng hàng loạt từ Pittsburgh tới New Zealand.

MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ

Những nội dung sặc mùi phân biệt chủng tộc này nằm trong loạt email mà Stephen Miller gửi cho Katie McHugh nhằm thúc đẩy Breibart dành nhiều “đất” hơn cho các nội dung về tư tưởng Da Trắng thượng đẳng cũng như chính sách nhập cư ngặt nghèo hơn.

Miller muốn qua mối quan hệ cá nhân với nữ nhân viên của Breibart để trực tiếp chi phối nội dung của hãng tin này, phá vỡ các nguyên tắc biên tập của Breibart về chủ đề chính sách nhập cư; đồng thời giúp quảng bá các tư tưởng và quan điểm chính trị của mình. Miller cũng được cho là âm mưu dùng Breibart để “đánh” Thượng nghị sỹ Marco Rubio của đảng Cộng hòa.

stephen_miller-reuters
Ảnh: Reuters

Sự liều lĩnh của Stephen Miller thể hiện ở chỗ, ông hành động như vậy khi đang tham gia vào đội ngũ tranh của của Trump. Còn Marco Rubio vẫn chưa rời khỏi đường đua vào Nhà Trắng. Trong một lần trao đổi với Katie McHugh, Miller gọi Rubio là “kẻ bệnh hoạn” và thúc giục cô làm cách nào đó để bôi xấu Thượng nghị sỹ đại diện cho bang Florida cũng như các chính sách nhập cư mà Rubio bảo trợ.

Dự luật mà Rubio đệ trình lên khi đó bị cho là quá mềm mỏng so với quan điểm của Miller. Sau đó, dự luật dù thất bại khi không vượt qua ải Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát vẫn bị coi là thách thức với quan điểm diều hâu với người nhập cư của Miller. Tại Mỹ, không phải là chuyện lạ nếu các chính trị gia dùng các bài bình luận nêu quan hay các thông cáo báo chí để lan truyền thông tin mình muốn tới báo chí. Tuy nhiên bất thường sẽ xảy ra nếu trợ lý của các nghị sỹ và các cố vấn tranh cử trực tiếp can thiệp vào quá trình biên tập, tấn công cả các ứng cử viên Tổng thống mà họ không ưa.

Đó chính xác là những gì mà Stephen Miller đã làm: gửi đi các ý tưởng của mình, chi phối các quy trình làm báo, thậm chí là cả cấu trúc của cả bài viết, và phá vỡ cả quy định biên tập của Breibart. Và mục tiêu rõ ràng hơn bao giờ hết, quảng bá cho chính sách nhập cư cực hữu cho ông chủ của mình, tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Trước và ngay cả khi làm việc tại Nhà Trắng, Stephen Miller đều thúc đẩy các học thuyết Da Trắng thượng đẳng ở Mỹ. Ảnh: New York Times
Trước và ngay cả khi làm việc tại Nhà Trắng, Stephen Miller đều thúc đẩy các học thuyết Da Trắng thượng đẳng ở Mỹ. Ảnh: New York Times

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.